Mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng ở nhiều nước châu Á

Đã có ít nhất 25 người thiệt mạng trong đợt mưa lũ nghiêm trọng kéo dài nhiều ngày qua tại bang Madhya Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.

Truyền thông dẫn lời Thủ hiến bang Shivraj Singh Chouhan cho biết mưa lớn đã đẩy mực nước sông Narmada chảy qua bang Pradesh dâng cao vượt mức báo động nguy hiểm. Lũ lụt nghiêm trọng cũng buộc 38.200 người tại 106 ngôi làng thuộc 6 quận phải đi di tản.

Hiện chính quyền bang đã tiến hành những hoạt động cứu trợ cần thiết nhằm giúp đỡ người dân tại các vùng ảnh hưởng bởi thiên tai. Hai trực thăng lực lượng không quân đã được triển khai để tiếp tế thực phẩm và thực hiện công tác giải cứu khi cần thiết. Đã có hơn 1.700 người dân được giải cứu và đưa đến nơi an toàn.

Cùng ngày, một đợt gió mùa mang theo mưa lớn ảnh hưởng từ bão nhiệt đới Trami đang tấn công vào Philippines và làm thiệt mạng 21 người.

Theo Hội đồng Kiểm soát và Giảm thiểu Nguy cơ Thiên tai Quốc gia (NDRRMC), các trường hợp thiệt mạng do mưa lớn đều thuộc đảo Luzon, miền Bắc Philippines. Mưa lớn cũng làm 4 người mất tích và 30 người bị thương. Có khoảng 2,5 triệu người (tương đương 542.000 hộ gia đình) bị ảnh hưởng bởi hình thái thời thiết cực đoan, trong đó hơn 206.000 người hiện vẫn đang tạm trú tại các trung tâm sơ tán.

Đợt mưa lớn trong tuần này gây lụt trên diện rộng tại miền Bắc Philippines trong đó có cả thủ đô Manila, đồng thời gây thiệt hại ước tính khoảng 14,33 triệu USD cho ngành nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Tại tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, mưa lớn kéo dài suốt 6 giờ đồng hồ trong ngày 24/8 cũng làm 5 người chết và 2 người bị thương.

Báo cáo của chính quyền địa phương nêu rõ lượng mưa đo được tại một số điểm thuộc thành phố Định Tây lên tới 195mm. Mưa to ảnh hưởng gần 1.000 nhà dân tại 7 thành phố và khu dân cư, phá hủy nhiều nhà cửa và 100km đường xá. Chính phủ hiện đang đẩy mạnh nỗ lực cứu trợ.

Trong khi đó, mưa lớn kéo dài gần một tuần tại Myanmar cũng gây thiệt hại đáng kể tại nhiều bang và vùng miền.

Các bang Kayin, Mon và Rakhine cùng các khu vực Ayeyawady, Yangon và Bago đều đang phải hứng chịu lũ lớn. Ảnh hưởng nặng nề nhất là bang Kayin, nơi lũ quét phá hủy nhiều nhà dân, buộc chính phủ phải dựng các khu trại cứu tế cho các nạn nhân ảnh hưởng. Cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo hiện mực nước trên một số sông vẫn ở trên mức báo động, do đó khả năng lụt còn tiếp tục lan rộng. Các chính quyền địa phương đang nỗ lực đẩy mạnh công tác cứu trợ thiên tai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News