Mưa lũ tàn phá miền Tây Nghệ An
Liên tiếp trong nhiều ngày qua trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An có mưa to, trong đó có huyện Con Cuông và Tương Dương chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận mưa lũ liên tiếp 3 ngày qua.
Mưa lớn đã khiến lũ các sông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều dâng cao, hàng trăm ngôi nhà bị ngập, hàng ngàn hécta hoa màu bị ngập úng, 3 người chết đã tìm thấy xác và 1 chiếc ô tô 7 chỗ đã trục vớt thành công.
Đến 17giờ ngày 12/9, theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB thì mưa lớn vẫn tiếp tục trên địa bàn Nghệ An, khiến các dòng sông chính trên địa bàn dâng cao như: sông Hiếu, sông Cả giao động trên mức báo động II.
Miền Tây Nghệ An lại bị mưa lũ tàn phá.
Mực nước trên dòng sông Lam đoạn gần cầu Bến Thuỷ II đang thi công bị ngập úng lên cao, khiến công tác thi công cây cầu này bị chậm lại.
Đêm 12/9 trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục mưa vừa, mưa to và có nơi mưa rất to. Ban chỉ huy PCLB tỉnh cũng đề nghị các huyện miền Tây Nghệ An cần đề phòng cảnh giác lũ ống, lũ quét có thể xảy ra bất ngờ trong đêm.
Đến trưa trưa 13/9, mực nước trên các sông vẫn tiếp tục dâng cao, tại huyện Nam Đàn ,mực nước dâng cao lên đến 7,2m cao hơn mức báo động II 42cm. Lượng mưa lớn đêm 12/9 đã khiến mực nước các sông dâng cao gây ngập úng nhiều hecta hoa màu.
Ông Hoàng Sỹ Thìn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương, (Nghệ An) thông tin: “3 ngày qua khiến trên địa bàn huyện Tương Dương đã có mưa to, chịu ảnh hưởng lớn nguồn nước từ thượng nguồn dòng sông Nậm Mô, Nâm Nơn đỗ về dâng cao. Đã có nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, hàng chục công trình thủy lợi bị phá hỏng và nhiều diện tích lúa đang mùa thu hoạch bị ngập úng”.
Nhiều tuyến đường giao thông đi vào các xã Yên Na,
Yên Tĩnh (huyện Tương Dương) bị sạt lở nghiêm trọng.
Các xã bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lớn như: Yên Na 10 nhà bi bị sập và nước cuốn trôi; 2 nhà của Ban quản lý rừng phòng hộ bị hư hỏng nặng. Bên cạnh đó nhiều diện tích hoa màu cũng bị nước cuốn trôi.
Giao thông đi lại tuyến đường từ xã Yên Na đi Yên Tĩnh bị sạt lở 23 điểm, trong đó có 7 điểm sạt lở nặng ô tô không thể vào được. Trong suốt ngày 12 đến suốt đêm 13/9, một khối lượng đất đá khoảng sạt lở khoảng 1500m3 đã được dọn xong.
Tuyến đường từ thuỷ điện Bản Vẽ đi xã Yên Na sạt lở nhiều chỗ, đặc biệt đoạn đường từ bản Hào đến Xiềng Líp, xã Yên Na khối lượng đất sạt lở 300m3. Ước tính thiệt hại ban đầu tại Tương Dương lên đến trên 10 tỷ đồng.
Đến sáng 13/9, nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Tương Dương liên xã đã được đội cứu hộ dọn thông đường.
Cũng trên địa bàn huyện Con Cuông có đến 11/13 xã bị ngập lụt, nước sông dâng cao. Theo nhiều người già sống tại những xã bị ngập lụt, thì đây là lần đầu tiên chứng kiến trận mưa lụt lớn nhất từ trước đến nay.
Về hoa màu trên địa bàn là trên 600ha, đường giao thông bị sạt lở trên 40km, đập tạm bị cuốn trôi 19 cái, 13 đập kiên cố bị hỏng, kênh mương bê tông bị sạt 1.200 mét. Thiệt hại ban đầu do lũ lụt gây ra trên địa bàn huyện Con Cuông gần 20 tỷ đồng.
Theo ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh Nghệ An: “Lượng mưa đêm qua là rất lớn, khiến mực nước các sông trên địa bàn dâng cao lên mức báo động II. Hiện số liệu báo cáo thiệt hại đang được chúng tôi cập nhật, đến 16giờ ngày 13/9 sẽ có số liệu chính thức”.
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có số liệu thiệt hại lên đến 365, 264 tỷ đồng do mưa lũ gây ra.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
