Mưa nòng nọc bí ẩn tại Nhật Bản

Người dân, quan chức và các nhà khoa học Nhật Bản đang bối rối khi nghe tin về những cơn mưa nòng nọc kỳ lạ ở tỉnh miền trung Ishikawa. 

Nòng nọc vương trên kính xe hơi tại thành phố Nanao vào ngày 4/6. Ảnh: pinktentacle.com.


Giới chức tỉnh Ishikawa cho biết, mưa nòng nọc xuất hiện hai lần trong tháng 6. Trận mưa kỳ lạ đầu tiên xảy ra vào 16h30 ngày 4/6 tại thành phố Nanao. Một người đàn ông 55 tuổi kể rằng ông nghe thấy âm thanh lạ trước khi những con nòng nọc rơi xuống bãi đỗ xe tại trung tâm thành phố. Sau đó ông và nhiều người khác nhìn thấy nòng nọc chết trên các xe. Chúng có chiều dài 2-3 cm. Tuy nhiên, nòng nọc chỉ xuất hiện trên một khoảng đất có diện tích 300 mét vuông.

Trong khi đó, chính quyền thành phố Hakusan - nằm gần Nanao - cũng thông báo về những trận mưa nòng nọc vào buổi sáng sớm ngày 6/6. Một người phụ nữ 75 tuổi cho biết, bà nhìn thấy hàng chục xác nòng nọc trên chiếc xe hơi vào lúc 7h sáng. Những người khác nhìn thấy chúng tại bãi đỗ xe, vỉa hè và sân. Vào đêm trước đó người dân thành phố nghe thấy âm thanh lạ, song cơ quan khí tượng địa phương không phát hiện gió lớn hay mưa trong khu vực. 

Nòng nọc trên mặt đất tại thành phố Hakusan. Ảnh: pinktentacle.com.


Việc những động vật nhỏ (như ếch, cá) rơi xuống từ trên trời là hiện tượng rất hiếm trên thế giới. Các nhà khoa học cho rằng gió mạnh, bão và vòi rồng đã hút chúng lên không trung rồi thả xuống ở một nơi khác trên đất liền. Tuy nhiên, các nhà khí tượng của tỉnh Ishikawa không đồng ý với cách giải thích này.

Giới chức của Trạm khí tượng Kanazawa thuộc tỉnh Ishikawa thừa nhận họ không biết nòng nọc tới từ đâu vì vào thời điểm chúng rơi xuống, họ không phát hiện bất kỳ cơn gió mạnh nào. Thời tiết tại Nanao và Hakusan đều ổn định trong thời gian gần đây nên chuyên gia khí tượng không phát hiện được vòi rồng hay lốc xoáy tại hai thành phố.

Một giả thuyết khác là: Những con chim đã tha nòng nọc rồi đánh rơi chúng trong lúc bay. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu chim Yamashina tại thành phố Abiko, cũng bác bỏ khả năng đó. "Tôi chưa từng nghe hay chứng kiến những sự kiện như thế. Chúng tôi chưa thể tìm ra nguyên nhân của chúng",một nhà khoa học của Trạm khí tượng Kanazawa nói.
Loading...
TIN CŨ HƠN
13 điều ly kỳ về nền văn minh Maya

13 điều ly kỳ về nền văn minh Maya

Văn minh Maya không chỉ nổi bật bởi hệ thống chữ viết cổ phát triển hoàn thiện, mà còn có nền nghệ thuật, kiến trúc và hệ thống thiên văn, toán học đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 19/04/2025
Ma thường xuất hiện trong ngày nghỉ?

Ma thường xuất hiện trong ngày nghỉ?

Các nhân vật của thế giới bên kia thường được mô tả rất bí ẩn, song, cuộc phỏng vấn dưới đây của Pravda.ru với Leslie Rule, một chuyên gia nổi tiếng về ma, tác giả các sách best-seller về ma

Đăng ngày: 19/04/2025
Thu thập bằng chứng về linh hồn dưới góc nhìn khoa học

Thu thập bằng chứng về linh hồn dưới góc nhìn khoa học

Các nhà khoa học ngày càng thu thập được nhiều bằng chứng về linh hồn và cuộc sống sau cái chết. Nhưng những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn thực sự tồn tại.

Đăng ngày: 16/04/2025
12 hiện tượng tôn giáo bí ẩn nhất trong lịch sử

12 hiện tượng tôn giáo bí ẩn nhất trong lịch sử

Mọi tôn giáo trên thế giới đều có những câu chuyện kì lạ, những sự kiện và hiện tượng huyền bí dường như vượt xa các quy luật của tự nhiên...

Đăng ngày: 14/04/2025
Ma có thật hay không?

Ma có thật hay không?

Ma quỷ có thực sự tồn tại? Đây là một trong những câu hỏi bí ẩn gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử loài người.

Đăng ngày: 14/04/2025
Bản thảo bí ẩn nhất thế giới đã được giải mã

Bản thảo bí ẩn nhất thế giới đã được giải mã

Ông Latvala từ chối giải thích cụ thể thông điệp trong mật mã trên bởi theo ông thì không có một "người bình thường" nào có thể giải mã được.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những bí ẩn và truyền thuyết xung quanh ngọn núi thiêng Shasta

Những bí ẩn và truyền thuyết xung quanh ngọn núi thiêng Shasta

Núi Shasta được biết đến là một trong những nơi linh thiêng nhất trên Trái Đất, và là một ngọn núi kỳ diệu.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News