Mua sắm trực tuyến ảnh hưởng xấu đến môi trường
Mua sắm qua internet hoặc làm việc ở nhà (mà không đến cơ quan) có thể làm gia tăng lượng phát thải cacbon chứ không làm giảm. Một nghiên cứu mới đây cho thấy nó tác động đến môi trường một cách tồi tệ hơn mua sắm truyền thống.
Mua sắm trực tuyến có nguy cơ gây hại môi trường cao hơn cách mua sắm truyền thống. (Ảnh: Internet).
Nghiên cứu cũng cho thấy làm việc ở nhà có thể tăng mức tiêu thụ năng lượng lên hơn 30%, có thể làm cho con người rời xa nơi làm việc, mở rộng đô thị và ô nhiễm ngày càng tăng.
Viện Khoa học và Công nghệ (IET) báo cáo xem xét tác động của sự “ảnh hưởng ngược” từ các hoạt động thường được cho là thân thiện môi trường. Các tác động này gây ra những hậu quả ngoài mong đợi từ các chính sách được đưa ra nhằm làm giảm lượng khí phát thải, những phân tích tỉ mỉ cho thấy thực chất nó chỉ chuyển lượng khí phát thải từ nơi này đến nơi khác.
Giáo sư Phil Blythe từ IET và đại học Newcastle (Anh) cho biết: “Chúng ta nghe nói rất nhiều về những lợi ích môi trường đạt được do làm việc ở nhà. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây lại cho thấy không có bất kì tác động tích cực nào”.
Báo cáo nhấn mạnh rằng việc mua bán hàng hóa trực tuyến có thể giúp giảm lượng phát thải cacbon, nhưng chỉ trong những điều kiện thích hợp nếu nó thay thế 3,5 lần đi mua sắm truyền thống hoặc 25 đơn đặt hàng được giao mỗi lần hoặc khoảng cách từ nhà đến siêu thị lớn hơn 50 km.
Giáo sư Phil Blythe nói “Báo cáo của chúng tôi gửi hai thông điệp quan trọng tới các nhà hoạch định chính sách. Thứ nhất, biến đổi khí hậu là sự đe dọa đến hành tinh của chúng ta nên chúng ta không phải ồ ạt đưa ra các nhiệm vụ mà nó đem lại các hiệu ứng phản tác dụng. Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách phải làm việc ở nhà để hiểu rằng những lợi ích tích cực của các sáng kiến trong chính sách của họ chỉ đơn giản là chuyển lượng phát thải cacbon từ nơi này đến nơi khác mà thôi”.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
