Mưa sao băng Geminids cực lớn thắp sáng bầu trời Việt Nam đêm nay
Geminids là một trong những trận mưa sao băng rực rỡ nhất năm, lên tới 150 sao băng mỗi giờ trong đêm cực đỉnh.
Theo định vị tại TP HCM trên trang Time and Date, đêm cực đỉnh của mưa sao băng Geminids sẽ rơi vào đêm 14, rạng sáng 15-12. Trước đó, những ngôi sao băng đầu tiên của Geminids đã bắt đầu rơi vào ngày 4-12 và sẽ sớm kết thúc trong vài ngày tới.
Mưa sao băng Geminids - (Ảnh: INDEPENDENT)
Không giống như hầu hết các trận mưa sao băng khác có nguồn gốc từ chiếc đuôi đá bụi của sao chổi, Geminids có nguồn gốc đặc biệt là tiểu hành tinh cổ đại 3200 Phaethon, một vật thể từ "thuở hồng hoang" của Hệ Mặt trời.
Theo Sci-News, những năm gần đây, 3200 Phaethon được "chăm sóc chu đáo" bởi NASA vì các nhà khoa học tin rằng những tiểu hành tinh cổ đại này sẽ đem đến những dữ liệu quý về cách Hệ Mặt trời hình thành, cũng như nguồn gốc của sự sống Trái Đất.
Bản đồ cho thấy vị trí mưa sao băng Geminids sẽ xuất hiện (dấu cộng màu vàng) - (Ảnh: SKY & TELESCOPE).
3200 Phaethon quay quanh Mặt trời khoảng 1,4 năm mỗi lần, để lại một chiếc đuôi đá bụi dài sau những lần đến gần Mặt trời. Mỗi năm vào tháng 12 Trái Đất đi vào chiếc đuôi đá bụi đó, các mảnh vỡ va chạm với bầu khí quyển và tạo ra mưa sao băng.
Geminids là một trong những "siêu mưa sao băng" được trông đợi nhất năm. Trong khi hầu hết các trận mưa sao băng chỉ có từ 10 đến vài chục sao băng mỗi giờ, Geminids năm 2021 được dự đoán sẽ "đổ" xuống Trái đất tận 150 ngôi sao băng mỗi giờ.
Sở dĩ mang tên Geminids là vì nếu nhìn lên bầu trời, bạn sẽ thấy nó như xuất phát từ chòm sao Gemini (Song Tử).

Ngắm hình ảnh kỳ bí của đám mây khí "xâm lấn" không gian từ kính viễn vọng không gian Hubble
Theo Space, kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra một đám mây khí phức tạp đang mở rộng ra ngoài không gian.

Sự thật bất ngờ về hình ảnh "bướm ma" bay xuyên vũ trụ được đài thiên văn chụp lại
Hình ảnh ngoạn mục y hệt một con bướm ma quái làm bằng ánh sáng vừa được công bố bởi một đài thiên văn đặt tại Chile, được đặt tên là Tinh vân hồng ngoại Chamaeleon.

Làm cách nào để tính toán có bao nhiêu lỗ đen trong vũ trụ?
Ước mơ và tầm nhìn của Stephen Hawking không chỉ là tìm hiểu chức năng tổng thể của các lỗ đen mà còn là thực hiện các quan sát thực tế về các lỗ đen.

Cuộc đua chinh phục sao Kim giữa Mỹ và Liên Xô
Venera 7 của Liên Xô trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công trên bề mặt sao Kim năm 1970.

Hai vật thể "ăn thịt" nhau, tiết lộ sự thật về ngôi sao "từ vũ trụ khác"
Các nhà khoa học cuối cùng đã quan sát được 2 vật thể đặc biệt lý giải cho những ngôi sao kỳ dị như bóng ma - một bước tiến hóa đặc biệt trong các hệ sao đôi.

Trái đất có Mặt trời thứ hai, mang tên "nữ thần báo thù" Nemesis
Mặt trời thứ hai Nemesis đã ra đời cùng một lúc với Mặt trời và vẫn luôn ẩn nấp trong vùng tối, gây ra các sự kiện tuyệt chủng mỗi 27 triệu năm.
