Mưa tuyết bất thường ở Sa Pa

Sáng qua trên các vùng núi cao của Lào Cai như Sa Pa, Y Tý, mưa tuyết xuất hiện dày đặc. Khách du lịch thích thú chiêm ngưỡng hiện tượng tự nhiên kỳ thú nhưng với các nhà khoa học, đây lại là đợt mưa tuyết bất thường.


Tuyết phủ trắng mái nhà - Ảnh: Mạnh Tấn

Gió mùa đông bắc cường độ mạnh ập về, Lào Cai lại chìm trong rét đậm, rét hại. Sáng sớm hôm qua nền nhiệt độ tại Lào Cai đã xuống mức rất thấp: Bắc Hà 5,4 độ C, Bảo Yên 10,7 độ C. Đặc biệt, nhiệt độ tại các vùng núi cao đã giảm rất sâu, Sa Pa và xã Y Tý (H.Bát Xát) chỉ còn 0 độ C.

Tuyết phủ dày 10 - 20 cm

Mưa tuyết phủ trắng khu vực đèo Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa và xã Y Tý. “Toàn bộ Sa Pa, Y Tý chìm trong băng giá và mưa tuyết với mức độ phủ dày phổ biến từ 10 - 12 cm, có những nơi lên tới 15 - 20 cm”, ông Lưu Minh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Lào Cai thông báo. Theo ông Hải, mưa tuyết ở Sa Pa chấm dứt lúc 10 giờ 30, sau đó 45 phút tuyết cũng ngừng rơi tại Y Tý khi nền nhiệt độ đã nhích dần lên.

Tại Hà Giang, sáng 16.3, mưa tuyết cũng đã xuất hiện trên diện rộng tại huyện Đồng Văn. Tuyết rơi phủ một lớp dày từ 7 - 10 cm tại thị trấn Phó Bảng, các xã Phố Là, Lũng Cú, Lũng Táo, Ma Lé, Sà Phìn. Tại thôn Pố Lổ (thị trấn Đồng Văn), thôn Dì Thàng (xã Ma Lé) tuyết rơi dày nhất, phủ trắng mái nhà, ruộng vườn.

Tuyết rơi dày vào thời điểm này là hiện tượng bất thường. Đây được xem như là lần đầu tiên mưa tuyết xuất hiện vào tháng 3 kể từ trước đến nay”, ông Hải nhận xét. Theo ông Hải, thông thường băng giá và mưa tuyết chỉ xảy ra ở Lào Cai trong khoảng từ cuối tháng 12 năm trước đến hết tháng 1 năm sau. Các trận mưa tuyết gần đây nhất đều xuất hiện vào tháng 1 năm 2000 và 2003. Mùa đông xuân năm 1968, Sa Pa cũng có mưa tuyết muộn nhất trong lịch sử, những bông hoa tuyết, mưa tuyết rơi vào ngày 14.2. Như vậy, mưa tuyết lần này đã xô đổ kỷ lục được thiết lập và duy trì trong suốt 43 năm qua, trở thành mưa tuyết xuất hiện muộn nhất trong lịch sử.

Trời rét buốt kèm mưa phùn nhưng những bông hoa tuyết tuyệt đẹp đã lôi kéo gần như toàn bộ du khách đang có mặt tại Sa Pa đổ ra đường. Đông đảo người dân TP Lào Cai và các vùng lân cận cũng đổ về đây để tận mắt chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. “Các hãng taxi trên địa bàn Lào Cai đều ở trong tình trạng bị “cháy”. Đường lên Sa Pa và Ô Quý Hồ nhiều đoạn tắc nghẽn nghiêm trọng kéo dài trong khoảng 2 giờ đồng hồ”, anh Hồng, một người dân ở TP Lào Cai cho biết.

Trong khi khách du lịch thích thú thì những người nông dân ở Sa Pa, Y Tý lại thở dài thườn thượt. Mấy ngày vừa qua, trời nắng ráo, ấm áp, gia súc được chăn thả ngoài trời khá nhiều, rất có thể nhiều con bị chết rét. Rau màu bị rét buốt đột ngột cũng bị ảnh hưởng nặng nề.


Khách du lịch lưu lại những hình ảnh đẹp về mưa tuyết.

Rét kỷ lục

Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, đến chiều tối qua, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến tận một số nơi thuộc ven biển nam Trung Bộ. Nền nhiệt độ miền Bắc giảm đáng kể. Ngoài Sa Pa rét 0 độ C, nhiệt độ thấp nhất tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là 1,2 độ C, Sìn Hồ (Lai Châu) 4,5 độ C, Mộc Châu (Sơn La) 5,1 độ C, Cúc Phương (Ninh Bình) và Nam Định đều ở mức 9,7 độ C.

Theo ông Hải, không khí lạnh ở tầng thấp mạnh chưa từng thấy so với các đợt gió mùa xuất hiện vào tháng 3 từ trước đến nay trong khi trên cao có một dải hội tụ gây mưa. Sự kết hợp của các hình thái này khiến trời miền Bắc càng thêm lạnh buốt. “Theo số liệu thống kê, tháng 3 thì hiếm xảy ra rét đậm. Trong chuỗi số liệu thống kê lịch sử thì từ trước đến nay mới chỉ có 4 năm xảy ra rét đậm vào tháng 3 (1996, 2000, 2005 và 2007). Các đợt rét này cũng chỉ kéo dài 2 ngày và nhiệt độ không giảm quá sâu. Rét tới 0 độ vào tháng 3 có lẽ từ trước đến nay chưa từng ghi nhận”, ông Hải nói.

Theo ông Hải, rét hại còn tiếp diễn trong 2 ngày nữa, sau đó trời chỉ còn rét đậm và chấm dứt hoàn toàn vào ngày 19.3. Tuy nhiên, khoảng ngày 22 và 23.3 sẽ có thêm một đợt không khí lạnh tương đối mạnh tràn về, miền Bắc rét trở lại. Không khí lạnh cũng đang gây gió mạnh cấp 7 - cấp 8, giật cấp 9 - cấp 10, sóng biển cao từ 3 - 5m tại nhiều vùng biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News