Mực cải trang thành loài cua vô hại để săn cá

Thay đổi sắc tố trên da và bò ngang như cua ẩn sĩ vô hại, mực nang pharaoh nhẹ nhàng tiếp cận con mồi.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Ethology tháng 5, các nhà khoa học tại Đại học Ryukyus, Nhật Bản phát hiện mực nang pharaoh có hành vi mô phỏng cách bò và hình dáng của loài cua ẩn sĩ vô hại mỗi khi đi săn mồi, theo National Geographic.

Theo nhà nghiên cứu Kohei Okamoto, khi cải trang làm cua ẩn sĩ, mực nang pharaoh gập các xúc tu và di chuyển chúng như các chân của cua. Các sắc tố đậm màu đồng thời xuất hiện trên da của loài này.

Nhờ cách này, mực nang pharaoh có thể bắt được gấp đôi lượng cá vì cua ẩn sĩ, còn được gọi là ốc mượn hồn (hermit crab) là loài không săn cá và không khiến con mồi của mực nang hoảng sợ. Hành động cải trang này cũng có thể khiến các loài săn mồi khác tránh xa mực nang vì tưởng rằng chúng có một lớp vỏ cứng.

Mực cải trang thành loài cua vô hại để săn cá
Mực nang pharaoh có hành vi mô phỏng cách bò và hình dáng của loài cua ẩn sĩ vô hại mỗi khi đi săn mồi.

Theo nhà nghiên cứu Nakajima, những con mực nang trong nghiên cứu này sinh ra trong phòng thí nghiệm, chưa từng tiếp xúc với cua ẩn sĩ. "Chúng học từ quan sát trực tiếp hay sự ngụy trang này được lập trình sẵn trong gene là một câu hỏi thú vị về trí thông minh và những hành vi phức tạp", Nakajima nói.

Theo ông, có giả thuyết cho rằng mực nang pharaoh ngay từ giai đoạn phôi đã quan sát và học hành vi của cua ẩn sĩ. Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên ghi nhận hành vi giả dạng vào năm 2011 khi tiến hành các thí nghiệm khác với mực nang pharaoh.

Ngụy trang không phải là chiến thuật mới với mực nang hay các loài thân mềm. Mực nang, mực ống, bạch tuộc có thể thay đổi màu sắc cơ thể, họa tiết, tổ chức da chỉ trong tích tắc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Cá hút thịt san hô bằng nụ hôn tử thần

Cá hút thịt san hô bằng nụ hôn tử thần

Với một nụ hôn chớp nhoáng, cá

Đăng ngày: 12/06/2017
Bắt được

Bắt được "quái ngư" miệng rộng ở vực biển sâu 4000m

Các nhà khoa học quốc tế bắt được một con cá có vẻ ngoài dữ tợn với chiếc miệng rộng đầy răng khi thám hiểm vực sâu Australia.

Đăng ngày: 09/06/2017
Hình ảnh chưa từng thấy của cá voi lặn sâu 3.000 mét

Hình ảnh chưa từng thấy của cá voi lặn sâu 3.000 mét

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên ghi hình loài cá voi mõm khoằm Cuvier bằng thiết bị bay không người lái tại một khu bảo tồn.

Đăng ngày: 06/06/2017
Nguồn gốc nàng tiên cá dưới góc nhìn khoa học

Nguồn gốc nàng tiên cá dưới góc nhìn khoa học

Các nhà khoa học cho rằng nàng tiên cá chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người khi nhìn thấy lợn biển hay cá nược từ khoảng cách xa.

Đăng ngày: 03/06/2017
Dài 10cm và sống dưới đại dương, sinh vật này có thể thay đổi cả thế giới

Dài 10cm và sống dưới đại dương, sinh vật này có thể thay đổi cả thế giới

Các chuyên gia cho rằng sinh vật này sẽ

Đăng ngày: 02/06/2017
Chuyên gia suy đoán nguyên nhân cá mập bay lên thuyền ngư dân Australia

Chuyên gia suy đoán nguyên nhân cá mập bay lên thuyền ngư dân Australia

Chuyên gia cho rằng con cá mập vọt lên thuyền ngư dân do bị mắc vào lưỡi câu hoặc quá mải mê đuổi theo con mồi.

Đăng ngày: 01/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News