Mực nước biển trong 100 năm tới
Nghiên cứu mới cho thấy mực nước biển trong 100 năm tới sẽ cao hơn mực nước biển hiện tại một mét – gấp 3 lần dự đoán của Hội đồng đa chính phủ về Thay đổi khí hậu của UN.
Kết quả nghiên cứu mới từ một nhóm cộng tác giữa các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Niels Bohr, Đại học Copenhagen, tại Anh và Phần Lan được công bố trên tạp chí khoa học Climate Dynamics.
Theo Hội đồng đa chính phủ về Thay đổi khí hâu của UN khí hậu toàn cầu trong thế kỷ tới sẽ ấm hơn hiện tại 2-4 độ C, nhưng nước biển sẽ ấm lên chậm hơn nhiều so với không khí và những tảng băng ở Greenland và Nam Cực cũng tan ra chậm hơn. Sự không chắc chắn trong tính toán về sự tăng của mực nước biển trong tương lai phụ thuộc vào tốc độ tan băng ở đất liền rồi chảy ra biển. Mô hình dự đoán sự tan băng, làm nền tảng cơ bản cho dự đoán của Hội đồng đa chính về Thay đổi khí hậu về mực nước biển, không cho thấy hết những thay đổi nhah chóng được quan sát thấy trong những năm gần đây. Nghiên cứu mới do đó đã sử dụng phương pháp khác.
Nhìn vào tương quan trực tiếp
Aslak Grinsted, nhà địa vật lý tại Trung tâm Băng và Khí hậu tại Học viện Niels Bohr thuộc Đại học Copenhagen, giải thích: “Thay vì tính toán dựa trên mô hình về sự tan băng, chúng tôi tính toán dựa trên những gì đã thực sự xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi nhìn trực tiếp vào mối liên hệ giữa nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển trong 2000 năm qua”.
![]() |
Khả năng lũ lụt do mưa bao sẽ tăng lên đáng kể nếu mực nước biển cao thêm 1 mét. Sự tăng mực nước biển này sẽ không sẽ không làm lụt những khu vực đất liền rộng lớn, nhưng hiện tượng được gọi là mực nước quá cao sẽ xuất hiện thường xuyên hơn gấp 1000 lần ở những khu vực nhạy cảm. (Ảnh: Hội đồng khu vực phía Bắc, New Zealand). |
Vợi sự trợ giúp của sự phát triển vân gỗ hàng năm và phân tích từ sự khoan nhân băng, các nhà nghiên cứu đã có thể tính toán nhiệt độ của khí hậu toàn cầu từ 2000 năm trước. Trong khoảng 300 năm, mực nước biển đã được quan sát chặt chẽ ở một số địa điểm trên toàn thế giới và ngoài ra còn có kiến thức lịch sử về mực nước biển trong quá khức ở những địa điểm khác nhau trên thế giới.
Bằng cách kết nối hai luồng thông tin này lại với nhau Aslak Grinsted có thể nhận thấy mối liên hệ giữa nhiệt độ và mực nước biển. Ví dụ, trong thời Trung cổ khoảng thế kỷ 12, có một giai đoạn ấm mà mực nước biển cao hơn 20 cm so với ngày nay, và thế khỉ 10 với “kỷ băng hà nhỏ”, khi mực nước biển cao hơn ngày nay 25 cm.
Mực nước biển trong tương lai
Nhận định rằng khí hậu trong thế kỷ tới sẽ ấm hơn 3 độ, mô hình dự đoán mới chỉ ra rằng mực nước biển sẽ tăng từ 0,9 đến 1,3 mét. Tốc độ tăng nhanh hơn hiều cũng đồng nghĩa với việc sự tan băng xảy ra nhanh hơn so với những suy nghĩ trước đây. Tuy nhiên các chuyên gia đã nhận thấy rằng băng sẽ phản ứng nhanh hơn đối với sự tăng nhiệt độ so với những suy nghĩ vài năm trước. Và các nghiên cứu về kỷ băng hà cho thấy băng có thể tan một cách nhanh chóng. Khi kỷ băng hà kết thúc 11.700 năm trước, băng tan rất nhanh khiến mực nước biển dâng lên 11 milimet một năm – tương đương với một mét trong 100 năm. Trong tình hình hiện tại của hiện tượng ấm lên toàn cầu, Aslak Grinsted tin rằng mực nước biển sẽ dâng lên với tốc độ tương tự.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
