Muỗi 'hát' để tìm bạn đời
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài muỗi gây ra hàng loạt cái chết vì bệnh sốt rét tìm bạn đời bằng cách vỗ cánh, tạo ra sự hòa hợp âm thanh với đối tượng.
Theo tạp chí Current Biology, những cặp đôi côn trùng không thể tìm thấy nhau nếu ko “cất tiếng ca” trong sự hòa hợp âm thanh hoàn hảo.
Gabriella Gibson, tác giả của báo cáo hiện làm việc tại ĐH Greenwich ở Medway, Anh, cho biết: “Mọi người phải làm quen với tiếng vo ve khó chịu khi loài muỗi chuẩn bị tấn công. Nhiều người trong chúng ta tự hỏi tại sao chúng lại tự lộ liễu để lộ mình như vậy, nhưng đây có thể là lợi thế để thu hút nhiều con đực hơn. Một sự liều lĩnh trong khoảnh khắc vẫn tỉnh táo".
Muỗi tìm bạn đời bằng cách phát ra âm thanh và tìm kiếm sự hoà hợp âm thanh với nhau
Các loại muỗi truyền bệnh sốt rét tạo thành một nhóm gọi là Anopheles gambiae. Về cơ bản chúng đều giống nhau nhưng chúng được chia làm bảy loài và một vài các dạng nhiễm sắc thể, tính đa dạng này giúp cho loại côn trùng có khả năng thích ứng vượt trội.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những phát hiện mới giúp giải thích cách loài muỗi tránh giao phối với các thành viên của các loài khác. Nghiên cứu ở Burkina Faso họ còn phát hiện điều này xảy ra ngay cả trong một nhóm muỗi, bao gồm cả dạng “M” và “S”, bay thành cùng một bầy.
Gibson và các đồng nghiệp tìm ra rằng, muỗi nam và muỗi nữ có thể hoà âm hoà hợp với nhau. Gibson nói rằng đây là một phần tương tự để hai ca sĩ khiếm thính - một giọng nam cao và một giọng nữ cao, những người có thể nghe những âm thanh thấp nhưng có lẽ không phải là bài hát của chúng. Thay vào đó, chúng lắng nghe sự không hoà hợp, chúng nhận biết những âm thanh sắc bén hoặc tẻ nhạt của một hoặc các đối tượng khác mà chúng thấy có thể điều chỉnh tông âm thanh để sự không hoà hợp giảm xuống thành số không.
Russell, đồng tác giả báo cáo hiện làm việc tại ĐH Sussex, Anh, cho hay: “Chúng có thể làm điều này ngay cả khi chúng phát ra những âm thanh khác nhau. Bằng cách lắng nghe và thay đổi một cách tinh tế mức độ của chúng để giảm thiểu sự không hoà hợp. Chúng có thể đạt được mục đích “ca hát” hoàn hảo mà chúng ta có thể nghe thấy, chứ không phải chúng".
Các nhà nghiên cứu cho thấy hai con muỗi không hoà hợp thành công nếu chúng cùng giới hoặc nếu chúng không phải là cùng loại muỗi. Gibson giải thích rằng, chúng có thể đã cố gắng thử trong một lúc nhưng cuối cùng đành phải từ bỏ. Ông cũng lưu ý rằng: “Thậm chí những loại sinh vật thấp kém nhất như muỗi cũng có một hệ thống thần kinh phát triển, điều này cho phép chúng nhận ra loại của nhau. Còn con người để biết được điều này phải phân tích ADN của chúng”.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
