Mười thảm họa môi trường đang đe doạ nhân loại

Nhân loại hơn bao giờ hết đang đứng trước 10 thảm họa do chính mình gây ra, nếu không có sự phồi hợp của toàn cầu để giải quyết thi nguy cơ tuyệt chủng không phải là một tương lai quá xa xôi.

Những thảm họa môi trường đe dọa con người và trái đất

1. Đất đai bị suy thoái

Mười thảm họa môi trường đang đe doạ nhân loại
Những thảm họa môi trường do con người gây ra có thể đẩy chính họ đến nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Internet.)

Năng suất sử dụng đất canh tác tại 110 quốc gia (tổng số 1 tỷ dân) đang giảm sút. Tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ la tinh, tình hình suy thoái đất đang xảy ra nghiêm trọng do mất rừng che phủ, việc khai thác để trồng trọt và chăn nuôi quá mức. Những vùng đất trọc (hiện không trồng trọt được nữa) đanng gia tăng và bị mưa và gió bào mòn.

Ở một số vùng lượng đất bị bào mòn hàng năm lên tới 100 tấn/hecta. Việc lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, việc bụi độc từ không khí bị ô nhiễm lắng xuống, việc thải rác độc hại… làm hiện tượng đất bị ô nhiễm trở nên không cải tạo lại được nữa.

2. Sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn năng lượng và hiệu ứng nhà kính đang đe doạ toàn nhân loại

Theo dự báo của 2500 chuyên gia đại diện cho các quốc gia, mực nước biển đang dâng lên, nhiều vùng đông dân (Bangladesh, vùng ven biển Đông nam Á, các đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ dương) sẽ chìm ngập trong nước biển. Sự tăng nhiệt độ gây các hậu quả nghiêm trọng đối với nông nghiệp và hệ sinh thái.

3. Giảm tính đa dạng động thực vật

Do quá trình đô thị hoá, phát triển nông nghiệp để đáp ứng dân số tăng nhanh, giảm diện tích rừng và ô nhiễm môi trường, các diện tích vốn là vùng thiên nhiên hoang dã ngày càng thu hẹp, dẫn tới sự tuyệt chủng của hàng nghìn loài động thực vật mỗi năm.

4. Diện tích rừng giảm sút

Trong những thập kỷ vừa qua, tình trạng giảm diện tích rừng ở các nước nhiệt đới vô cùng trầm trọng. Từ năm 1980 đến 1990, 1.50.000.000.000 hecta rừng - thường được gọi là lá phổi xanh của Trái đất - biến mất.

5. Nguồn nước ngọt bị đe doạ

Mười thảm họa môi trường đang đe doạ nhân loại

Theo ước tính của cãc chuyên gia, vào đầu thế kỷ tới, một phần tư Trái đất sẽ bị thiếu nước ngọt trong một thời gian dài. Hãy nhớ, chúng ta không tạo ra được nước. Chỉ có thể tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước mà thôi.

6. Ô nhiễm hoá chất

Hàng triệu hợp chất hoá học do nền công nghịêp phát thải ra hiện đang tồn tại trong bầu khí quyển, trong đất, trong nước, trong cây cỏ, trong các loài vật và trong chính cơ thể của chúng ta. Toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên, băng nổi trên mặt đại dương… đều ô nhiễm. Các hoá chất hữu cơ, kim loại nặng và các sản phẩm độc hại đều có trong dây chuyền thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, đe dọa sức khoẻ mỗi người và cả của động thực vật, gây ung thư và giảm độ phì nhiêu của đất đai.

7. Đô thị hoá vô tổ chức

Mười thảm họa môi trường đang đe doạ nhân loại

Số lượng các thành phố cực lớn vào cuối thế kỷ này sẽ tăng lên 21. Điều kiện sống ở những thành phố này sẽ trở nên tồi tệ: chật chội, giao thông tắc nghẽn, mất vệ sinh, xuất hiện nhiều bệnh tật mới.

8. Diện tích mặt biển và đại dương sẽ tăng quá mức

Nước biển dâng sẽ đánh chìm nhiều khu dân cư, diện tích đất trồng trọt. Dòng hải lưu bị thay đổi, gây nên những biến đổi khí hậu khó lường và những thiên tai lớn. Mặt biển đều bị ô nhiễm.

9. Không khí bị ô nhiễm nặng nề

Ảnh hướng chủ yếu đến sức khỏe con người, gây những bệnh đường hô hấp, mưa gây hại cho mùa màng, các công trình xây dựng, nước ngọt sử dụng hàng ngày…

10. Lỗ thủng tầng ozon ngày càng rộng ra ở vùng cực

Mười thảm họa môi trường đang đe doạ nhân loại

Cường độ bức xạ tử ngoại tăng, gây ung thư da và các bệnh khác.

  • Chùm ảnh muôn loài trong thảm họa môi trường
  • Trái đất oằn mình dưới những thảm họa môi trường
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News