Muốn bảo vệ san hô dưới biển, hãy chống phá rừng!
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications ngày 4/6 đã phát hiện ra rằng bảo vệ rừng cũng sẽ có tác dụng bảo vệ các rặng san hô dưới biển, do việc làm này sẽ hạn chế khối lượng chất trầm tích đổ vào biển.
>>> Lập bản đồ san hô toàn cầu
Nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà khoa học Joseph Maina của Đại học Macquarie tại Sydne, Australia, đứng đầu trong khi tiến hành nghiên cứu tại Madagascar đã phát hiện ra rằng các dải san hô nằm gần bờ biển đã phải hứng chịu một lượng trầm tích gia tăng do nạn phá rừng tạo ra và trôi theo sông ra biển.
Lượng trầm tích lớn này có hại cho sự phát triển của san hô, hệ sinh thái rất mong manh nhưng lại là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật biển, do nó hạn chế san hô tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời và làm đảo lộn quá trình sinh trưởng của chúng.
Các nhà khoa học đã xây dựng mô hình biến thiên lưu lượng và lượng phù sa của bốn con sông tại Madagascar tùy theo biến đổi của khí hậu và việc rừng có được bảo vệ hay không.
Họ phát hiện ra rằng, năm 2009, lẽ ra biến đổi khí hậu phải làm cho phù sa trên các con sông và lượng trầm tích đổ vào các dải san hô giảm đi, nhưng thực tế các vật chất này vẫn tăng lên do được bù đắp từ các chất trầm tích do phá rừng tạo ra.
Từ đó, các nhà khoa học gợi ý để bảo vệ loài san hô, việc quản lý sử dụng đất sẽ đóng vai trò quan trọng hơn so với tìm cách hạn chế biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng lượng trầm tích đổ ra biển có thể giảm từ một phần năm đến hai phần ba nếu rừng phục hồi được 10%-50%.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
