Mỹ "mượn tàu vũ trụ Trung Quốc" để thực hiện sứ mệnh Mặt trăng

Một nhà khoa học của Trung Quốc hôm 15/1 tiết lộ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã hỏi mượn tàu vũ trụ Hằng Nga 4 và vệ tinh chuyển tiếp của nước này để thực hiện sứ mệnh riêng ở “vùng tối của Mặt trăng”.

Nhà khoa học đứng đầu dự án Mặt trăng của Trung Quốc, Wu Weiren, cho đài truyền hình CCTV biết NASA đưa ra yêu cầu nói trên tại một hội nghị quốc tế cách đây vài năm.

Theo đó, các nhà khoa học NASA đề nghị Trung Quốc kéo dài thời gian phục vụ của vệ tinh chuyển tiếp Cầu Ô Thước (Queqiao) và cho phép đặt một thiết bị đèn hiệu của Mỹ trên tàu Hằng Nga 4. Những việc này sẽ giúp hỗ trợ sứ mệnh riêng của Mỹ tại "vùng tối của Mặt trăng".


Nhà khoa học đứng đầu dự án Mặt trăng của Trung Quốc, Wu Weiren.

Vệ tinh chuyển tiếp Cầu Ô Thước đóng vai trò quan trọng trong cuộc đổ bộ lịch sử lên "vùng tối của Mặt trăng" của Trung Quốc hôm 3/1.

Do sóng vô tuyến không thể chạm tới khu vực này – vốn không thể quan sát trực tiếp từ Trái đất - nên các nhà khoa học Trung Quốc đã phóng vệ tinh chuyển tiếp Cầu Ô Thước để giúp truyền tín hiệu từ tàu Hằng Nga 4 về Trái đất.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết Mỹ nằm trong số các quốc gia hợp tác với Trung Quốc trong dự án Mặt trăng. Các đối tác khác bao gồm Đức, Thụy Điển, Hà Lan và Ả Rập Saudi.

Hôm 14/1, các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc cũng cho biết nước này đã trao đổi dữ liệu hạ cánh của tàu Hằng Nga 4 với NASA. Tuy nhiên, NASA không công bố bất kỳ thông tin nào cho thấy họ hợp tác với Trung Quốc.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), năm 2011, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật hạn chế hợp tác thăm dò vũ trụ với Trung Quốc. Không rõ việc chia sẻ dữ liệu hạ cánh của Trung Quốc với NASA có bị xem là vi phạm lệnh cấm hay không.

Hôm 14/1, Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc tuyên bố sẽ gửi tàu thăm dò tới Sao Hỏa vào năm 2020. Họ cũng lên kế hoạch phóng tàu Hằng Nga 5 lên Mặt trăng vào cuối năm nay.

Bắc Kinh đã mời các nhà khoa học quốc tế hợp tác trên trạm vũ trụ của mình, dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2022.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất gửi tàu có người lái lên Mặt trăng thành công. Đó là chuyến tàu Apollo 11 vào ngày 20/7/1969. Lần cuối cùng người Mỹ rời khỏi Mặt trăng là vào tháng 12/1972. Trong khi đó, tàu vũ trụ Luna 2 của Liên Xô đã thực hiện cuộc đổ bộ lên Mặt trăng lần đầu tiên vào năm 1959.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News