Mỹ nỗ lực diệt loài cá "ma cà rồng" kinh dị
Các nhà bảo tồn động vật hoang dã đang tiến hành hòa thuốc trừ sâu vào nước ở một dòng suối gần hồ Michigan (Mỹ), để tiêu diệt loài cá “ma cà rồng” chuyên hút máu các loài cá khác.
Cá mút đá, còn được gọi là cá “ma cà rồng” có chiều dài từ 60cm đến 90cm. Chúng có hình dạng trông giống lươn, nhưng hành vi của chúng lại giống loài đỉa. Với miệng tròn như chiếc đĩa và răng sắc nhọn, cá mút đá bám vào các loài cá khác và hút máu cũng như dịch cơ thể của chúng, khiến nạn nhân suy yếu hoặc tử vong.
Hai con cá “ma cà rồng” hút máu một con cá hồi.
Mặc dù có nguồn gốc từ Đại Tây Dương, nhưng cá “ma cà rồng” có thể sống ở những vùng nước ngọt và đã di cư đến vùng hồ Lớn nằm ở biên giới giữa Mỹ và Canada, qua các con kênh sử dụng cho vận tải đường thủy.
Vào cuối những năm 1940, cá mút đá đã xâm lấn tàn sát cá hồi, cá thịt trắng và các loài cá thương phẩm khác trong hồ Michigan. Cuộc chiến tiêu diệt cá mút đá đã tiêu tốn của Mỹ hơn 400 triệu USD trong suốt 5 thập kỷ qua.
Số lượng loài cá mút đá đã giảm khoảng 90% kể từ nhưng năm 1950 khi các nghiên cứu tìm ra cách tiêu diệt chúng mà không ảnh hưởng tới những loài sinh vật khác.
Cận cảnh miệng của một con cá mút đá.
Trong tuần này, Tổ chức bảo vệ thủy sản và động vật hoang dã Mỹ sẽ sử dụng một loại thuốc trừ sâu thả xuống dòng suối Mitchell Creek chảy vào hồ Michigan nhằm tiêu diệt ấu trùng của cá “ma cà rồng” chuyên hút máu.
“Ấu trùng cá mút đá trong các dòng sông là giai đoạn dễ tiêu diệt nhất”, Alex Gonzalez, một nhà sinh vật học thuộc Tổ chức bảo vệ thủy sản và động vật hoang dã Mỹ, cho biết. “Đối với chúng tôi, việc tiêu diệt cá mút đá trưởng thành là hoàn toàn không thể".

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.
