Mỹ phát minh ra thiết bị có khả năng "hút" sạch Ebola
Thiết bị hiện đại này sử dụng các hạt từ trường để hút sạch vi khuẩn và độc tố ra khỏi máu bệnh nhân.
Ngày 18/9, các nhà nghiên cứu Mỹ tuyên bố họ đã phát minh ra một thiết bị từ trường đặc biệt có thể “hút” được các vi khuẩn, virus và độc tố ra khỏi máu của bệnh nhân để giúp họ điều trị Ebola.
Ông Joo Kang, nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Kỹ thuật Sinh học Wyss thuốc đại học Harvard cho hay: “Chúng tôi tìm cách mô phỏng chức năng và vi cấu trúc của lá lách để có thể liên tục loại bỏ mầm bệnh ra khỏi máu bệnh nhân”.
Thiết bị lọc máu bằng công nghệ sinh học mới được phát minh
Thiết bị từ trường do các nhà nghiên cứu phát mình có thể “hút” các tác nhân gây bệnh, kể cả virus Ebola ra khỏi máu của người bệnh, sau đó đẩy máu sạch trở lại vào cơ thể họ.
Ông Kang và các đồng nghiệp sử dụng một “lá lách sinh học” để thử nghiệm trên chuột bạch bị nhiễm tụ cầu khuẩn và E. Coli, hai loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu nguy hiểm nhất ở người. Kết quả là “lá lách sinh học” của họ đã lọc sạch được 90% vi khuẩn trong máu của những con chuột thí nghiệm, đồng thời tăng khả năng sống sót của chúng.
Một hạt từ trường (màu xanh) giữ chặt vi khuẩn E. Coli
Khi áp dụng trên người, máu của bệnh nhân sẽ được chảy qua một ống lọc với tốc độ 1,25 lít một giờ. Bên trong ống lọc, máu sẽ được trộn với những hạt từ trường rất nhỏ được bọc bằng một loại protein có khả năng giữ lại toàn bộ những mầm bệnh và chất độc.
Sau đó, bên trong những kênh nhỏ của thiết bị, một nam châm sẽ hút toàn bộ các hạt từ trường ra khỏi dòng máu. Những hạt từ trường này khi bị hút lên sẽ mang theo toàn bộ những mầm bệnh và độc tố mà chúng đang giữ lại.
Lúc này, máu nhiễm khuẩn và nhiễm độc sẽ trở thành máu sạch, và được đẩy trở lại cơ thể của bệnh nhân.
Cận cảnh thiết bị lọc máu có thể hút sạch mầm bệnh và độc tố
Loại protein tự nhiên mà các nhà khoa học sử dụng để bọc các hạt từ trường có tên gọi là opsonin. Opsonin là một thành phần trong hệ miễn dịch của người và có khả năng giữ lại đường trên bề mặt tất cả các loại vi khuẩn và nấm.
Để có thể gắn opsonin vào các hạt từ trường, ông Kang và đồng nghiệp đã thay đổi cấu trúc của protein này bằng công nghệ gene.
Công nghệ này hứa hẹn sẽ phát huy hiệu quả rất cao ở những bệnh nhân nhiễm virus Ebola, một loại virus nguy hiểm gây ra hiện tượng nhiễm độc máu nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Virus Ebola nhìn dưới kính hiển vi
Một thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Loại protein mà chúng tôi sử dụng có khả năng giữ lại virus Ebola trong ống nghiệm, do đó chúng tôi cho rằng nó có thể được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Ebola”.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu này sẽ tiếp tục thử nghiệm công nghệ và thiết bị mới này trên các động vật lớn hơn, và sau đó sẽ thử nghiệm chính thức trên người để chứng minh hiệu quả của nó.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
