Mỹ tham gia bảo vệ môi trường hạ lưu sông Mekong
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa có cuộc gặp những người đồng cấp các nước hạ nguồn sông Mekong bàn về sự hợp tác môi trường. Washington tuyên bố sự kiện này chứng tỏ cam kết của Mỹ chống biến đổi khí hậu ở châu Á.
Bà Clinton đã gặp bộ trưởng ngoại giao Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia tại Phuket (Thái Lan) hôm 23/7 trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực Đông Nam Á. Trong cuộc gặp, 5 nước cam kết thành lập phái đoàn để thảo luận sâu hơn về việc hợp tác phát triển nguồn nước, giáo dục và nhân lực, đồng thời tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng hàng năm để thảo luận về thành quả hợp tác.
Khu vực hạ nguồn Mekong - con sông lớn nhất Đông Nam Á - là nơi dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước tác động của biến đổi khí hậu. Các chuyên gia ngày càng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm trong Diễn đàn khu vực Đông Nam Á ngày 23/7. (Ảnh: AP) |
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ chi hơn 7 triệu USD trong năm 2009 để hỗ trợ các dự án nhằm thúc đẩy việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước và rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học của lưu vực sông Mekong, tăng khả năng tiếp cận nguồn nước uống an toàn. Ngoài ra số tiền này cũng được chi vào dự án “Dự báo Mekong”, một công cụ mô hình có khả năng dự báo để minh hoạ tác động của biến đổi khí hậu và các thách thức khác đối với sự phát triển bền vững của lưu vực sông.
Trong khi đó Nhà Trắng đang vận động quốc hội thông qua khoản viện trợ bổ sung 15 triệu USD vào năm 2010 để hỗ trợ nỗ lực cải thiện an ninh lương thực tại các nước khu vực sông Mekong. Ngoài ra Washington còn chi 138 triệu USD trong năm 2009 để hỗ trợ chương trình y tế của các nước trong khu vực.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
