Mỹ tính chuyện làm nguội bầu trời

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang xem xét một kế hoạch đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu, bằng cách bắn các hạt siêu nhỏ lên tầng bình lưu để giảm bớt lượng nhiệt mà địa cầu nhận từ mặt trời. 

Các hạt siêu nhỏ trên tầng bình lưu sẽ làm chệch đường đi của ánh sáng từ mặt trời. Ảnh: Daily Mail.

Ông John Horden, giám đốc Văn phòng Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng, cho rằng biện pháp gây tranh cãi này được coi là cách cuối cùng để làm nguội bầu khí quyển trái đất. "Đó là giài pháp nên được xem xét, bởi chúng ta không được phép loại trừ bất kỳ giải pháp nào", Horden nói.

Ông Horden đã trình bày ý tưởng bắn các phân tử sulphur dioxide, nhôm oxide hoặc một số loại hạt nhân tạo lên tầng bình lưu - cách bề mặt trái đất khoảng 50 km. Giới khoa học hy vọng các hạt siêu nhỏ sẽ làm chệch đường đi của tia nắng mặt trời, khiến chúng quay trở lại không gian trước khi bị bầu khí quyển địa cầu hấp thụ.

Tên lửa, máy bay, các loại súng lớn của hải quân và thậm chí cả khinh khí cầu sẽ tham gia vào nỗ lực bắn các hạt nói trên lên trời. Tuy nhiên, ông Horden cũng thừa nhận kế hoạch sẽ gây nên một số tác động phụ và không thể giải quyết toàn bộ các vấn đề phát sinh từ hiệu ứng nhà kính. Nhưng ông khẳng định Mỹ sẽ vẫn phải sử dụng kế hoạch ấy vì tình thế đã trở nên cấp bách.

"Tình hình hiện nay giống như việc chúng ta ngồi trong một chiếc xe hơi với hệ thống phanh tồi và đang lao về một tảng đá trong màn sương mù", ông ví von.

Những người phản đối Horden cho rằng ý tưởng của ông có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn cả hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, Horden nhấn mạnh rằng loài người chẳng còn nhiều thời gian, bởi tình trạng ấm lên toàn cầu đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự đoán của giới khoa học. Ý tưởng của ông đương nhiên không ngăn chặn hoàn toàn hiệu ứng nhà kính, song nó có thể giúp con người có thêm thời gian.

Horden cũng đề xuất ý tưởng chế tạo những "cây nhân tạo" có khả năng hấp thụ carbon dioxide - thủ phạm chính gây biến đổi khí hậu. Việc phát triển cây nhân tạo có thể "ngốn" nhiều tiền của trong giai đoạn đầu, song Horden khẳng định kế hoạch đó hoàn toàn khả thi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News