Mỹ - Trung quốc “chạy đua vũ trang” trên mạng internet

Bộ Quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận đã thành lập một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ nhằm đối phó với các cuộc tấn công trên mạng internet. Trong khi đó, Bộ tư lệnh đặc trách An ninh mạng của Mỹ đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2010.

Được coi là nòng cốt trong đội ngũ an ninh mạng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (People's Liberation Army - PLA), lực lượng đặc biệt Cyber Blue Team gồm 30 chuyên gia xuất sắc, tuyển chọn từ nhiều nguồn trong và ngoài quân đội, đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh quân khu Quảng Đông.

Kẻ tám lạng, người nửa cân

Mặc dù mới được tiết lộ cuối tuần trước, song trên thực tế, Cyber Blue Team đã chính thức tồn tại khoảng 2 năm nay, và kế hoạch về lực lượng này đã được PLA bàn thảo từ hơn 1 thập kỷ.

Mỹ - Trung quốc “chạy đua vũ trang” trên mạng internet
Hàng chữ “Chiến tranh không gian mạng – Cyber War” nhấp nháy trên màn hình tại một hội nghị
an ninh mạng do Mỹ tổ chức (Ảnh: AFP/ Physorg).

Hàng chục triệu nhân dân tệ (tương đương với hàng triệu đôla) đã được đầu tư cho Cyber Blue Team, dù theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì đây chỉ là “một chương trình tạm thời, nhằm cải thiện khả năng phòng vệ của Trung Quốc” trước các âm mưu trên mạng.

Về phía Mỹ, cũng với lý do phòng vệ, tháng 6/2010, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố thành lập Bộ tư lệnh đặc trách an ninh mạng (USCYBERCOM), và đến tháng 10, cơ quan này bắt đầu hoạt động. Ngân sách cho năm đầu của USCYBERCOM là 120 triệu đôla.

Với khoảng 1.000 nhân viên dân sự và quân sự, cơ quan này được giao 3 nhiệm vụ chính là bảo vệ mạng lưới thông tin quốc phòng, thực hiện các chiến dịch trên mạng theo lệnh và sẵn sàng bảo vệ quyền tự do của nước Mỹ trong các hoạt động trên không gian mạng. Nền tảng của USCYBERCOM là các đơn vị đặc trách an ninh mạng của các quân chủng Hải, Lục, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

Đối đầu trên chiến trường ảo

Một trong những lý do dẫn đến sự ra đời của Bộ tư lệnh đặc trách an ninh mạng Mỹ là mối lo ngại ngày càng gia tăng trước các hoạt động tình báo và tội phạm mạng mà theo phía Mỹ là mang nhiều hơi hướng Trung Quốc. Báo cáo của tướng Keith B. Alexander, tư lệnh USCYBERCOM gửi Ủy ban Quân sự Hạ Viện Mỹ tháng 5/2010 có đoạn viết “Trung Quốc được xem là nguồn gốc của rất nhiều cuộc tấn công vào hạ tầng của phương Tây, mà vừa mới đây là lưới điện của Mỹ. Nếu đó được xác định là hoạt động tấn công có tổ chức thì tôi muốn giải quyết chúng từ tận gốc.”

Báo cáo thường niên đánh giá tình hình phát triển an ninh quốc phòng Trung Quốc năm 2010 do Bộ Quốc phòng Mỹ trình Quốc hội cho biết “PLA đã thành lập các đơn vị chiến tranh thông tin nhằm phát triển virus tấn công mạng và hệ thống máy tính đối phương”.

Theo cáo buộc của Mỹ, tình báo mạng Trung Quốc đã lợi dụng lỗ hổng bảo mật trên các website, gửi email đính kèm phần mềm độc hại để theo dõi hoạt động của người dùng internet, đánh cắp các file thông tin quan trọng, đọc trộm nội dung thư, đồng thời dùng rootkit để xóa dấu vết, khiến nạn nhân không biết là dữ liệu của họ đã bị xâm phạm. Đối tượng bị tấn công bao gồm cả các mục tiêu quân sự cũng như thương mại, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Trung Quốc tụt hậu so với Mỹ.

Báo cáo do Ủy ban An ninh và Kinh tế Trung-Mỹ công bố tháng 11/2008 cho biết, trong năm 2007, 10 nhà thầu quốc phòng lớn nhất tại Mỹ, trong đó có Raytheon, Lockheed Martin, Northrop Grumman đã trở thành nạn nhân của tình báo mạng. Tháng 1/2010, hơn 30 công ty lớn của Mỹ, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao đã bị hacker Trung Quốc tấn công.

Một số chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng của Mỹ, trong đó có John Michael McConnell, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia cho rằng, nếu nước này không có các bước đi thích hợp thì họ có thể thua trong cuộc chiến tranh mạng với Trung Quốc.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại cho rằng, chính họ mới là nạn nhân lớn nhất của hoạt động tấn công trên mạng. Zhou Yonglin, một lãnh đạo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Mạng máy tính quốc gia Trung Quốc cáo buộc hacker Mỹ là thủ phạm gây ra 16,1% các cuộc tấn công bằng trojan nhằm vào các địa chỉ IP Trung Quốc trong năm 2009.

Còn theo Meng Xiangqing, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc thì việc Mỹ thành lập Bộ tư lệnh đặc trách an ninh mạng có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang trên Internet.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News