Mỹ-Trung tiến gần thỏa thuận về hạn chế khí thải
Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần tới một thỏa thuận về vấn đề chống biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 16 (COP-16) đang diễn ra ở thành phố biển Cancun (Mexico).
Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)
Động thái này khiến dư luận hy vọng các cuộc thương lượng về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu có thể gặt hái thành công đầu tiên trong nhiều năm qua.
Giới phân tích cho rằng giọng điệu đánh giá lượng khí thải giữa Trung Quốc và Mỹ đã dịu đi, trái ngược với những cáo buộc lẫn nhau trong suốt thời gian qua. Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là cách thức các nước hành động để hạn chế lượng khí thải CO2 cũng như mức độ cho phép các nước khác đánh giá quá trình thực hiện.
Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Túc Vĩ cho rằng: "Có lẽ sự khác biệt không quá lớn. Nói chung cả hai nước đều muốn thúc đẩy tiến trình thương lượng để đạt được một thỏa thuận tại hội nghị Cancun."
Quan chức này cho biết Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống đo đạc, đánh giá lượng khí thải CO2 và không phản đối các nước khác kiểm tra các báo cáo của nước này. Trước đó, Bắc Kinh khẳng định chỉ cho phép cộng đồng quốc tế giám sát một số hoạt động của họ.
Hồi đầu tuần, nhà đàm phán Mỹ Jonathan Pershing cho biết Mỹ và Trung Quốc đã rất nỗ lực trong tháng qua để thương lượng về những vấn đề bất đồng và tìm cách giải quyết những vấn đề đó. Theo ông, các cuộc thương lượng đã đạt được tiến triển đáng kể.
Tại hội nghị, Nhật Bản bị chỉ trích đã làm ảnh hưởng tới những nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto, dự kiến hết hiệu lực vào năm 2012.
Theo Tokyo, các mục tiêu hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong Nghị định thư Kyoto là không công bằng và thiếu hiệu quả, chỉ áp dụng cho các nước giàu, nhưng lại không tính đến Mỹ và Trung Quốc, là những nước gây ô nhiễm hàng đầu thế giới.
COP-16 thu hút khoảng 25.000 đại biểu thuộc các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu đến từ 194 nước tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Hội nghị dự kiến kéo dài đến ngày 10/12.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
