Năm 2015, Việt Nam sẽ có cây trồng biến đổi gen
Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cho biết, đến năm 2015 Việt Nam sẽ có giống cây trồng biến đổi gen do các nhà khoa học trong nước tạo ra.
Tại hội thảo "Thành tựu và thực trạng toàn cầu cây trồng biến đổi gen" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 13/2, tiến sỹ Hàm cho biết thế giới đã tạo ra cây trồng biến đổi gen từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đây là một công nghệ mới đòi hỏi có nhiều thời gian và đầu tư. Việt Nam mới bắt đầu đầu tư nghiên cứu từ cuối năm 2006, khoảng thời gian còn quá ít nhưng đã đạt một số thành tựu ban đầu và đã tạo ra được một số dòng cây trồng biến đổi gen đang được đánh giá ở phòng thí nghiệm.
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung vào nghiên cứu lúa, ngô, đậu tương là những cây lương thực, thực phẩm quan trọng.
Theo các nhà khoa học, để sử dụng cây trồng biến đổi gen cần phải có quy chế khảo nghiệm và đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi nào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế này thì cây trồng biến đổi gen trên thế giới mới bắt đầu được triển khai ở Việt Nam.
Tiến sĩ Randy Hautea, Điều phối viên toàn cầu của Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng cây công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp (ISAAA), cho biết, đến năm 2009, số nước trồng cây công nghệ sinh học đã lên tới 25 nước - một kỷ lục mới so với 13 nước năm 2003. Hiện nay Burkina Faso và Ai Cập đã đưa cây trồng biến đổi gen vào canh tác.
Tổng diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học trên toàn thế giới từ trước tới nay đạt mức 800 triệu ha. Đặc biệt, trong số 25 nước trồng cây trồng biến đổi gen, có 15 nước là các nước đang phát triển./.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
