Năm 2020, Việt Nam có 41 khu bảo tồn đa dạng sinh học
Để bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gene quý hiếm, Việt Nam có kế hoạch đến năm 2020 sẽ thành lập 41 khu bảo tồn mới.
Sáng nay, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã giới thiệu Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Cụ thể, năm 2020, diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ; diện tích khu bảo tồn biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; có 10 khu Ramsar, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sản ASEAN.
Vườn quốc gia Cát Tiên được xem như là "báu vật" thiên nhiên của Việt Nam với rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
Tổng cục Môi trường cũng công bố Dự thảo quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước. Theo đó, Việt Nam sẽ thành lập 41 khu bảo tồn với tổng diện tích 775.000 ha. Năm 2030, Việt Nam lập thêm 23 khu bảo tồn nữa. Hiện Việt Nam có 148 khu bảo tồn.
Theo ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu sinh thái, sinh cảnh. Việt Nam nằm trong 238 vùng sinh thái ưu tiên toàn cầu được Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) ghi nhận, trong đó nhiều loài đặc hữu, nguy cấp được ghi nhận trong sách dó của ICUN và của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Cường, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong bảo tồn đa dạng sinh học, nhiều văn bản chính sách được ban hành, nhưng thực tế, đa dạng sinh học trên đà suy giảm và suy thoái. Nguyên nhân do việc khai thác quá mức, trái phép và buôn bán tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã. Ngoài ra còn do sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lại, sinh cảnh bị chia cắt do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát triển hạ tầng, thủy điện.
Đa dạng sinh học là nền tảng của nền kinh tế xanh, bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với sử dụng bền vững đa dạng học góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
