Năm 2024, quái vật vũ trụ trong cổ văn thế kỷ XIII sẽ trở lại
Năm 1217, một tu sĩ người Đức nhìn lên bầu trời phía Tây Nam và nhận thấy một ngôi sao bỗng biến thành "quái vật vũ trụ", bùng cháy trong nhiều ngày.
Sự kiện năm 1217 đã được tu sĩ Abbott Burchard, người đứng đầu Tu viện Ursberg thời Trung cổ ở Đức, ghi lại vào biên niên sử. Ông mô tả đó là "một dấu hiệu tuyệt vời", một vật thể bí ẩn tỏa sáng rực rỡ giữa chòm sao Bắc Miện trong nhiều ngày.
Hình vẽ đi kèm văn bản cổ xưa mô tả chòm sao Bắc Miện (Corona Borealis) là hình chiếc vương miện, nằm ngay cạnh chòm sao Vũ Tiên (Hercules) mang hình dáng chàng dũng sĩ trong thần thoại Hy Lạp - (Ảnh: LIBRARY OF CONGRESS)
Theo Live Science, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Bradley E.Schaefer của ĐH Bang Louisiana (Mỹ) đã nghiên cứu cổ văn này và cũng đưa ra mô tả tương tự.
Họ xác định đó chính là vật thể đã được khoa học hiện đại ghi nhận thông qua quan sát thiên văn 2 lần vào năm 1866 và 1946.
Nó là một quái vật vũ trụ thật sự: Ngôi sao "ma cà rồng" mang tên T CrB nằm trong chòm sao Bắc Miện.
Hiện tại nó vẫn ở trên bầu trời như một ngôi sao hết sức bình thường, nhưng các tính toán cho thấy vào năm 2024, nó sẽ xuất hiện một lần nữa dưới hình dạng "quái vật", như một đốm lửa cháy bùng giữa trời trong vài ngày.
Bởi vì nó chính là một "nova".
Nova là một sự kiện bùng nổ của ngôi sao mang tính chất giống một lần "hấp hối". Nguyên nhân là T CrB vốn là một sao lùn trắng - dạng sao "thây ma" vốn là phần xác còn lại của một ngôi sao giống Mặt trời của chúng ta.
T CrB không lẻ loi như Mặt trời mà có một sao đồng hành trẻ trung hơn. Khi thành sao lùn trắng, nó đã xuất hiện hành vi "ma cà rồng", liên tục hút vật chất từ bạn đồng hành. Cứ khoảng 80 năm, ngôi sao này sẽ trở nên quá no nê và bị nổ trong một sự kiện nova.
Các tính toán cho thấy sự kiện bùng nổ tiếp theo là trong năm 2024.
Theo lý thuyết, sẽ đến một ngày T CrB cũng như các ngôi sao ma cà rồng khác ăn quá no dẫn đến "vỡ bụng", phát nổ hoàn toàn trong một sự kiện khốc liệt hơn gọi là "supernova", tức "siêu tân tinh". Đó sẽ là ngày nó chết hoàn toàn.
Các nhà khoa học tin rằng T CrB cũng là vật thể chưa giải thích được từng bị nghi là sao chổi trong các cổ văn khác. Họ hy vọng rằng sự "xác minh danh tính này" sẽ giúp hoàn thiện tốt hơn mô hình theo dõi và dự đoán ngôi sao đặc biệt này.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
