Nam Cực chuẩn bị "đẻ" cho nhân loại một đứa con to gấp đôi cả thành phố New York
Đây là một tin xấu, nhưng ẩn sau đó là tin... còn xấu hơn nữa.
Nam Cực chuẩn bị "đẻ con" - đó là tin mới được khoa học xác nhận.
Nhưng gọi vui vậy thôi! Thực ra, cái tên ấy nhằm ám chỉ việc có một tảng băng tại Nam Cực chuẩn bị vỡ ra, với kích cỡ to gấp đôi thành phố New York. Và dĩ nhiên, khoa học chẳng vui vẻ gì với tin này.
Được biết, "đứa con" sắp tới này sinh ra từ thềm băng Brunt tại vịnh Waddell thuộc Nam Cực. Thềm băng này vốn có vô số vết nứt, và nay một trong số đó đã thực sự tách ra, tạo thành tảng băng có kích cỡ khổng lồ kể trên.
Năm 1956, người Anh thiết lập Trạm nghiên cứu Halley tại thềm băng Brunt, với mục đích nghiên cứu về khí quyển Trái đất. Chính nhờ trạm Halley mà năm 1985, loài người phát hiện ra lỗ hổng tại tầng ozone.
Có điều kể từ đó đến nay, trạm Halley đã phải di dời không ít lần. Lý do là vì các vết nứt từ băng đã khiến mọi chuyện trở nên nguy hiểm hơn. Như năm 2017, Halley cũng vừa phải di chuyển một lần nữa vì 2 vết nứt lan ra quá nhanh.
Vết nứt mang tên Chasm 1 vẫn tiếp tục nở rộng, khiến tương lai trạm Halley trở nên bất định hơn.
Nhưng giờ đây, vết nứt mang tên Chasm 1 vẫn tiếp tục nở rộng, khiến tương lai trạm Halley trở nên bất định hơn. Vết nứt này vốn đã rất ổn định trong 35 năm qua, nhưng những năm gần đây bắt đầu tăng tốc, nứt mạnh hơn về phía Bắc, có xu hướng kết hợp với vết nứt khổng lồ có tên gọi "Halloween".
Chưa rõ khi nào chúng gặp nhau, nhưng ở thời điểm ấy, toàn bộ thềm băng sẽ trở nên bất định.
"Đứa con" sắp tới này sinh ra từ thềm băng Brunt tại vịnh Waddell thuộc Nam Cực.
Khu vực băng nhăn tên McDonald cũng góp phần khiến tình hình tại Nam Cực trở nên tệ hơn. Dành cho những ai chưa biết, băng nhăn được hình thành khi băng chảy qua các khu vực núi đá, trong khi nền đá đủ dày để chạm đến lớp băng bên dưới.
Kết quả chúng ta có một vùng băng nhăn nhúm, giống như những đợt sóng vậy. Và kết cấu này không hề tốt cho sự ổn định của tiềm năng.
Băng nhăn được hình thành khi băng chảy qua các khu vực núi đá.
"Tương lai của thềm bằng Brunt hoàn toàn dựa vào các khu vực như vùng băng nhăn McDonald" - trích lời Joe McGregor, chuyên gia băng học từ NASA.
"Nếu các vết nứt kết hợp cùng vùng băng này, có khả năng toàn bộ thềm băng sẽ trở nên bất định".
Nếu "đứa con" này được "hạ sinh" thành công, đây sẽ là tảng băng lớn nhất từng tách ra từ thềm Brunt từ trước đến nay. Trên thực tế, hiện tượng băng nứt vỡ không quá hiếm, nhưng ở mức độ này thì khả năng xảy ra là không nhiều.
"Chúng ta chưa thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra. Việc các tảng băng nứt vỡ cạnh rãnh nứt Halloween đang khiến sự ổn định của thềm băng bị lung lay".
Theo dự tính, tảng băng này sẽ rộng khoảng 1700km2, từ vào nơi rãnh nứt sẽ hướng đến. Xét trên tiêu chuẩn của Nam Cực thì con số này không lớn, nhưng tính riêng tại thềm Brunt thì khác. Ngoài ra, trạm Halley nhiều khả năng sẽ phải đóng cửa trong năm tới để chuẩn bị di chuyển.
Quá trình các vết nứt xuất hiện được thể hiện qua 2 bức ảnh dưới. Đó là các hình ảnh thu được từ vệ tinh trong vòng 33 năm, từ 1/1986 - 1/2019.
Nam Cực 1986.
Nam Cực 2019.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
