Nam Cực đang ấm lên
Nhiều nhà khoa học cho rằng Nam Cực không chịu tác động của hiệu ứng nhà kính, nhưng một nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trung bình trên toàn bộ lục địa lạnh nhất hành tinh này đang tăng như các vùng khác trên địa cầu.
![]() |
Một góc Nam Cực. Ảnh: Photomas. |
Khi công bố báo cáo về tình trạng ấm lên toàn cầu vào năm 2007, Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu tuyên bố: “Đa số lục địa trên Trái đất đều trải qua tình trạng ấm lên trong 50 năm qua, trừ Nam Cực”. Gareth Williams, một chuyên gia về Nam Cực của Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên hoàng gia Anh, khẳng định rằng Nam Cực là một ngoại lệ bởi người ta chưa có đủ bằng chứng cho thấy băng ở cực nam của hành tinh đang ấm lên.
Nhưng Eric Steig, một chuyên gia thuộc Đại học Washington (Mỹ) và đồng nghiệp sử dụng dữ liệu vệ tinh để chứng minh rằng nhiệt độ trung bình tại Nam Cực đã tăng lên 0,5 độ C trong khoảng thời gian giữa 1957 và 2006. Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng 0,6 độ C trong 50 qua.
![]() |
Bản đồ về tình trạng ấm lên của Nam Cực. Khu vực màu đỏ có mức tăng nhiệt độ lớn nhất. Ảnh: Newscientist. |
Phần lớn trạm dự báo thời tiết tại Nam Cực được xây dựng gần bờ biển và chỉ có hai trong số đó cung cấp thông tin về khí hậu của vùng nội địa của Nam Cực. Do đó chúng không thể cung cấp dữ liệu toàn diện về lục địa này. Việc sử dụng dữ liệu vệ tinh và các phương pháp thống kê giúp Eric và cộng sự có được cái nhìn tổng thể về khí hậu Nam Cực.
Kết quả phân tích cho thấy tình trạng ấm lên diễn ra không đồng nhất trên Nam Cực. Nhiệt độ ở khu vực phía tây tăng nhanh hơn so với khu vực phía đông. “Các mô hình giả lập cho thấy các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trung bình của Nam Cực tăng lên”, Eric tuyên bố.
Theo Eric, khối băng khổng lồ ở phía tây của Nam Cực có nguy cơ tan chảy cao hơn so với khối băng phía đông. Nếu điều đó xảy ra, mực nước biển trên toàn cầu sẽ dâng lên. Tuy nhiên, David Vaughan, một chuyên gia làm việc tại Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên hoàng gia Anh, lại cho rằng băng ở Nam Cực tan vì sự gia tăng nhiệt độ nước biển, chứ không phải sự gia tăng nhiệt độ không khí.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
Đăng ngày: 28/06/2025

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
Đăng ngày: 25/06/2025

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
Đăng ngày: 23/06/2025

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
Đăng ngày: 22/06/2025

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
Đăng ngày: 18/06/2025

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
Đăng ngày: 18/06/2025

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
Đăng ngày: 17/06/2025
Tiêu điểm