Nấm cứu môi trường thế giới

Nấm có thể dùng làm thức ăn, giúp sản xuất bánh mì và bia. Nhưng, điều ít ai biết là nó còn có thể dùng để chế tạo thuốc trừ sâu an toàn, cấy mô trong y học và là nguồn nhiên liệu xanh. Một số nhà sinh học nghiên cứu nấm và các sinh vật bào tử khác tin rằng, trong tương lai nấm có thể cứu môi trường thế giới.

>>> Những loài nấm có hình thù kỳ dị

Hầu hết năng lượng của nấm nằm trong một bó sợi tiết ra các enzyme có khả năng phá vỡ đất đá, tiết ra hóa chất bảo vệ môi trường sống của chúng đồng thời đẩy được chất dinh dưỡng vào đất. Theo bài báo của nhà khoa học Richard Webb đăng trên tạp chí New Scientist thì từ việc nghiên cứu những sợi nấm còn có thể tìm ra cách bào chế các loại thuốc mới hoặc nguồn nhiên liệu thân thiện môi trường.

Nấm cứu môi trường thế giới

 

Báo Daily Mail cho biết nhà vi sinh vật học Gary Strobel tại Đại học Montana, Bozeman đã phát triển thành công loại nhiên liệu sinh học từ loài nấm trên gỗ mục có tên khoa học Ascocoryne sarcoides, chứa các hợp chất dễ bay hơi có thể so sánh với nhiên liệu diesel. Tiến sĩ Strobel cũng đã dùng loại nhiên liệu từ nấm này để thử nghiệm cho chiếc xe gắn máy mà ông đang sử dụng. Khác với các nguồn nhiên liệu sinh học từ cây cỏ lên men, nguồn nguyên liệu làm từ nấm có thể thu được qua chất thải nông nghiệp. Tiến sĩ Strobel đang hướng đến việc thương mại hóa sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành hãng Ecovative là Eben Bower tin rằng hãng của ông có thể sản xuất thân vỏ xe từ sợi nấm vì chúng có thể phát triển thành một loại polymer linh hoạt như chất dẻo nhưng lại dễ phân hủy sinh học. Cũng dùng sợi nấm để làm các vật liệu khác nhau, công ty của Bower đã bắt đầu cung cấp bao bì EcoCradle cho hãng Dell như là sự thay thế chất liệu polystyrene, vốn rất không thân thiện với môi trường.

Theo báo Daily Mail thì các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu phối hợp nhiều loại nấm để sử dụng với các chất liệu khác như vỏ trấu, rơm, hạt bông… để sản xuất thành nhiều loại vật liệu mới bao gồm cả nhựa xốp chịu lửa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News