Nằm ngủ trong phòng điều hòa thì có cần mắc màn nữa không?
Đây được cho là 1 câu hỏi khó bởi hầu hết mọi người thường chủ quan "mặc xác muỗi" khi ngủ trong phòng điều hòa.
Ai trong chúng ta cũng biết rằng, muỗi sản sinh và phát triển mạnh mẽ nhất trong môi trường ẩm thấp, nóng ẩm...
Với dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh như thời điểm này, nỗi lo muỗi đốt trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên có người nói rằng, muỗi thích nóng ẩm thôi chứ còn ở môi trường điều hòa mát lạnh rồi thì muỗi nào còn muốn đốt nữa.
Đúng là muỗi sẽ "khó kiếm ăn" hơn trong môi trường có điều hòa nhiệt độ.
Và câu hỏi đặt ra là, nằm ngủ trong phòng điều hòa thì có cần mắc màn để tránh bị muỗi đốt nữa không?
Cần khẳng định rằng, đúng là muỗi sẽ "khó kiếm ăn" hơn trong môi trường có điều hòa nhiệt độ. Bởi muỗi tìm đối tượng "chích" là khi chúng phát hiện ra không khí chứa CO2 và mùi hương của cơ thể người thu hút.
Nếu ở trong phòng điều hòa, không khí được lưu thông tốt, nhiệt độ cũng mát mẻ hơn và những chú muỗi kia chỉ là sẽ mất nhiều thời gian hơn để xác định vị trí của bạn mà thôi.
Phải chăng ở môi trường điều hòa, muỗi không còn khả năng tấn công bạn?
Để xua đuổi muỗi, nhiều người còn truyền tai nhau hãy chuyển điều hòa từ chế độ Cool sang Dry - bởi không khí càng khô thì muỗi càng thấy khó chịu và muốn bỏ ngay ra ngoài.
Thế nhưng, khi bật điều hòa, mọi người có xu hướng đóng cửa lại - để thu gọn không gian giúp điều hòa không bị quá tải mà lại mát hơn.
Ở trong không gian bị thu hẹp này, muỗi có thể "nội bất xuất - ngoại bất nhập" nhưng để bảo vệ mình, những cá thể muỗi vô tình đang ở trong phòng vẫn có thể len lỏi vào chỗ tối, chờ thời cơ để ra "hút máu" và truyền virus cho bạn.
Chuyển chế độ Cool (làm mát) sang Dry (Khô) (hình phải) sẽ giúp xua đuổi muỗi.
Tuy nhiên, 1 lưu ý nhỏ là không phải lúc nào bạn cũng nên sử dụng tính năng làm khô không khí này ở điều hòa, nhất là khi trời khô nóng và phòng có trẻ em.
Bởi độ ẩm không khí đã thấp, mà bạn lại lấy đi thêm nước sẽ khiến không khí trong phòng rơi vào tình trạng quá khô - bạn sẽ cảm thấy da khô đi, người mất nước, và còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ nữa.
Muỗi có thể ít hơn trong môi trường điều hòa nhưng không phải là không có, vì thế, chúng vẫn có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào.
Muỗi có thể ít hơn trong môi trường điều hòa nhưng không phải là không có.
Do đó, dù có bật điều hòa khi ngủ hay không, bạn vẫn nên tự bảo vệ mình bằng cách:
- Mắc màn khi ngủ để tránh muỗi tấn công bất thình lình lúc ngủ.
- Sử dụng các thiết bị đuổi muỗi thông minh như vợt bắt muỗi, máy đuổi muỗi...
- Đặt 1 bát tỏi xay nhuyễn ở các góc nhà hay đem vỏ quýt/cam phơi khô và đặt vào các góc nhà.
- Lắp bóng đèn màu cam hoặc phủ giấy kính màu cam lên đèn trong phòng bởi muỗi sợ màu cam.
- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, đặc biệt là những nơi muỗi thường hay trú ẩn như gầm giường, tủ quần áo, nhà kho, bụi rậm quanh nhà...

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
