Nắng nóng kỷ lục "nướng" vẹm chín bật vỏ trên biển ở California
California đang hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục khiến những con vẹm ở vùng bờ biển phía bắc bang này chết hàng loạt với số lượng nhiều nhất trong vòng 15 năm qua.
Theo Guardian, trong toàn bộ quãng thời gian làm việc ở vịnh Bodega, phía bắc bang California, điều phối viên nghiên cứu bảo tồn biển Jackie Sones chưa từng nhìn thấy điều gì như vậy: những con vẹm chết dạt vào bờ biển, vỏ của chúng mở ra còn phần thịt bên trong dường như đã bị luộc chín kỹ.
Đợt nắng nóng kỷ lục diễn ra tại bang California vào tháng này đã gây ra đợt vẹm chết hàng loạt lớn nhất trong vòng 15 năm qua tại vịnh Bodega. Cùng lúc, bà Sones cũng nhận được thông báo về việc vẹm chết hàng loạt ở nhiều khu vực trên bờ biển dài 225km của bang.
Những con vẹm chết dạt lên bờ biển bang California. (Ảnh: Jackie Sones).
Trong khi rất nhiều người đổ về các bãi biển để tận hưởng những ngày đầy nắng trong nhiệt độ 27 độ C, khi thủy triều rút, những bãi cát nơi vẹm sinh sống bị phơi bày trong ánh nắng mà không có một lớp nước biển bảo vệ và nhiệt độ có thể lên tới 37 độ C, khiến cho những con vật gần như bị rang chín trong lớp vỏ của chúng.
Chuyên gia Sones cho rằng sự sụt giảm đột ngột của dân số loài vẹm sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng khác cho hệ sinh thái bờ biển. "Vẹm được biết đến như một loài vật làm nền tảng cho hệ sinh thái. Vai trò của chúng cũng giống như cây trong rừng - cung cấp nơi trú ẩn và môi trường sống cho rất nhiều loại động vật khác, vì vậy khi môi trường sống cốt lõi này bị ảnh hưởng, nó sẽ tác động tiêu cực đến phần còn lại của hệ sinh thái", bà Sones cho biết.
"Tôi cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực, nhưng phải có những người khác tới đó và ghi lại tình hình thì mới biết được mức độ nghiêm trọng", bà Sones nhận định.
Những nghiên cứu về sức khỏe của hệ sinh thái biển từ trước tới nay đều tập trung vào hai khía cạnh là nhiệt độ nước biển tăng và ảnh hưởng của việc acid hóa đối với các sinh vật biển. Tảo bẹ và san hộ đang phải chịu đựng khi nước biển ấm lên, trong khi các loài động vật khác như sao biển hoặc động vật có vỏ cũng sụt giảm.
Nhưng có rất ít dữ liệu về tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan nhất thời đối với môi trường ven biển. Nhà sinh thái biển Brian Helmuth của Đại học Northwestern đã thiết kế một con vẹm robot để đo và ghi lại nhiệt độ trong môi trường sống của loài này.
"Chúng tôi không còn nghĩ tới biến đổi khí hậu như là một vấn đề của tương lai nữa khi chúng tôi làm công việc dự báo. Mọi thứ trở thành việc phải chuẩn bị như thế nào cho những gì đang diễn ra", ông Helmuth chia sẻ.
Nhà sinh vật học Christopher Harley của Đại học British Columbia đã ghi lại một sự kiện tương tự ở vịnh Bodega diễn ra vào năm 2004, nhưng ông và bà Sones cho rằng lần vẹm chết hàng loạt năm nay có quy mô lớn hơn nhiều.
"Những sự kiện kiểu này đang ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn", ông Harley nhận định và cho biết thêm rằng có rất nhiều trường hợp vẹm chết dạt vào bờ biển với số lượng lớn từ California lên tới tận bang British Columbia của Canada.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
