Nắng nóng kỷ lục ở Pakistan, gần 700 người chết

Giới chức Pakistan cho biết gần 700 người ở miền nam nước này đã thiệt mạng trong đợt nắng nóng kéo dài ba ngày qua và các bác sĩ đang tích cực cứu chữa bệnh nhân sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố tại nhiều bệnh viện.

Gần 700 người chết vì nắng nóng ở Pakistan

Phần lớn người thiệt mạng sinh sống ở thành phố cảng Karachi, cửa ngõ kinh tế với khoảng 20 triệu dân của Pakistan và là thủ phủ tỉnh Sindh. Nhiệt độ nơi đây vào cuối tuần qua là 45 độ C, AFP dẫn lời Sabir Memon, quan chức y tế tỉnh cấp cao cho biết.


Người thân tập trung bên thi thể một nạn nhân chết vì sốc nhiệt ở thành phố Karachi, Pakistan, hôm nay. (Ảnh: AFP.)

Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif kêu gọi Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia (NDMA) có biện pháp khẩn cấp sau khi số người chết do nắng nóng tăng lên gần 700. Theo BBC, nhiệt độ cao nhất ở Karachi là 47 độ C, ghi nhận vào năm 1979.

Quân đội Pakistan được điều động để thiết lập các trung tâm đối phó sốc nhiệt và hỗ trợ NDMA.

Semi Jamali, bác sĩ tại bệnh viện lớn nhất ở Karachi, cho biết họ đã điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân. Hơn 200 người trong số này đã chết trước và sau khi nhập viện.

Phần lớn nạn nhân là người lớn tuổi trong các gia đình có thu nhập thấp.

Đợt nắng nóng diễn ra tại quốc gia gần 200 triệu dân, phần lớn theo đạo Hồi, vào thời điểm bắt đầu tháng Ramadan. Trong tháng Ramadan, người Hồi giáo sẽ không ăn hay uống trong khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn.

Tình trạng thiếu điện còn ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp nước tại Karachi, khiến hàng triệu lít nước không thể đến tay người dân, cơ quan nước quốc gia cho biết.

Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại nhiều nơi trong thành phố Karachi. Một số người đổ lỗi cho chính phủ và K-Electric, đơn vị cấp điện chính cho Karachi, vì không ngăn được số người chết gia tăng.

Văn phòng Khí tượng Pakistan dự báo nhiệt độ thành phố Karachi hôm nay vẫn ở 44,5 độ C và có dông vào buổi tối.

Chính quyền tỉnh Sindh thông báo một ngày nghỉ lễ để khuyến khích người dân ở trong nhà, một quan chức nói. Phần lớn nạn nhân là người lao động làm việc ngoài trời.

Ấn Độ, quốc gia láng giềng của Pakistan, gần đây cũng hứng chịu đợt nắng nóng dữ dội làm hơn 2.000 người chết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News