Não người có thể kết nối với nhau như sóng wifi
Bộ não người có thể giao tiếp với nhau một tín hiệu không dây như wifi. Tuy nhiên, sự có mặt của internet khiến cách thức kết nối được hình thành hàng triệu năm này có nguy cơ bị tổn hại.
Giáo sư tâm lý học Digby Tantum tại Đại học Sheffield cho rằng, ngôn ngữ mặc dù đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là tất cả trong việc giúp con người giao tiếp với nhau. Bộ não có thể truyền phát và tiếp nhận những tín hiệu cực nhỏ giúp con người hiểu được ý tưởng của nhau.
Điều này giải thích cho lý do tại sao chúng ta có trực giác, là những lúc chúng ta tin chắc chắn vấn đề đó là đúng mặc dù vẫn chưa có bằng chứng nào để chứng minh. Giáo sư Tantum gọi hiện tượng này là “sự liên não” (interbrain).
Não bộ của chúng ta có khả năng kết nối vô tuyến với nhau như sóng wifi để tạo ra trực giác.
Ông cho biết: “Nhờ vào hiện tượng này, chúng ta có thể biết được trực tiếp cảm xúc của đối phương và vấn đề mà họ đang quan tâm đến. Đây là sự kết nối trực tiếp giữa não của chúng ta và não của người đối diện qua kết nối không dây giống như wi-fi.
Khi thông tin từ đối phương được tiếp nhận và nằm trong não của ta, ta sẽ có cảm giác chính xác về sự việc đó dù ta không biết tại sao lại như vậy hoặc không có dẫn chứng cụ thể, và đó được gọi là trực giác.
Những người mắc chứng tự kỷ hoặc ít có sự liên não thường bị thiếu khả năng nhận thức hoặc không có biểu hiện về trực giác để giải quyết những vấn đề thông thường trong sự liên kết giữa não với nhau của con người”.
Giáo sư Tantum cho rằng sự liên lạc giữa não bộ với nhau cũng có thể là lý do cho việc chúng ta khó giao tiếp bằng mắt với người khác trên các chuyến tàu hay xe buýt công cộng vì ở đó có quá nhiều người khiến lượng thông tin tiếp nhận được trở nên quá tải đối với bộ não.
Giáo sư tâm lý học Digby Tantum tại Đại học Sheffield, là người thực hiện nghiên cứu về sự liên não.
Ông cũng lập luận rằng sự liên não này là lý do cho việc tại sao con người bị thu hút và có niềm tin vào các tôn giáo hoặc cảm thấy an toàn khi hòa vào các đám đông như trong những buổi hòa nhạc hay sự kiện thể thao.
Giáo sư tâm lý học cũng cho biết thêm: “Những trải nghiệm này có thể là nguồn gốc của các vấn đề tâm linh. Tuy nhiên, sự có mặt của internet khiến cách thức kết nối đã được hình thành và phát triển hàng triệu năm này có nguy cơ bị tổn hại.
Khi trò chuyện qua các ứng dụng gọi video, khuôn mặt bạn đang xem thật ra là của vài giây trước đó. Thậm chí bạn có đường truyền internet tốt nhất, thì vẫn có độ trễ nhất định và hình ảnh trước mắt bạn là của quá khứ vài phần triệu giây trước đó.
Ngoài ra, não bộ nhận tín hiệu từ đối phương không chỉ dựa vào khuôn mặt, mà còn vào cử chỉ, mùi cơ thể, sự va chạm qua da. Mạng lưới internet rộng khắp khiến con người ít có cơ hội giao tiếp trực tiếp với nhau, khiến sự kết nối vô hình giữa não bộ sẽ dần bị lu mờ đi”.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
