NASA bắn phá tiểu hành tinh mặt trăng, bảo vệ Trái đất

Didymoon, một tiểu hành tinh dạng mặt trăng trong nhóm vật thể gần Trái đất có khả năng gây nguy hiểm, sẽ bị tàu vũ trụ DART phá hủy trong một nhiệm vụ tự sát.

Tiến sĩ Nancy Chabot, người đứng đầu dự án "Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép" (DART), vừa công bố vật thể mang tên Didymoon sẽ bị NASA tấn công vào năm 2022.

Nhân vật mang trọng trách chiến đấu với Didymoon sẽ là DART - một tàu vũ trụ robot cùng tên với dự án được phóng lên vũ trụ từ giữa năm 2021.


Mô tả cuộc tấn công của NASA - (ảnh: NASA).

DART sẽ tiến gần đối thủ để thu thập các dữ liệu, gửi về Trái đất phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, nó sẽ bắn phá mục tiêu bằng… chính bản thân mình. Cú va chạm cực mạnh khi DART lao trực tiếp vào có thể phá hủy vật thể nguy hiểm hoặc ít ra là làm nó chệch khỏi quỹ đạo và không còn đe dọa Trái đất nữa. Cú tấn công đồng thời làm DART bị phá hủy.


Cận cảnh DART - (ảnh: NASA)

DART chỉ mới là một phần của hệ thống phòng thủ Trái đất mà NASA nghiên cứu nhiều năm qua. Nếu thử nghiệm thành công sẽ có các "người anh em" của DART ra đời để đối phó thảm họa không gian trong tương lai.

Sự phát triển của khoa học vũ trụ đã cho con người hiểu rằng nguy cơ một tiểu hành tinh lao vào Trái đất và gây ra đại thảm họa là có thật. Các nhà nghiên cứu Trái đất cũng không ít lần phát hiện dấu tích của các cuộc tấn công không gian xa xưa gây ra biến đổi khí hậu, tuyệt chủng trên toàn cầu.

Kẻ xui xẻo bị NASA lên kế hoạch tấn công thực ra thuộc nhóm các vật thể có khả năng nguy hiểm đối với Trái đất.


Didymoon (vật thể nhỏ) và "người anh em" to lớn của nó - (ảnh: NASA).

Didymoon (tiếng Hy Lạp nghĩa là sinh đôi) thuộc về một cặp tiểu hành tinh luôn đi kèm nhau gọi là Didymos, trong đó gồm một tiểu hành tinh rộng khoảng 780 m và một tiểu hành tinh "mặt trăng" rộng 170m – chính là Didymoon.


Cặp đôi lọt vào ống kính thiên văn khi đe dọa Trái đất năm 2003 - (ảnh: NASA).

Tiểu hành tinh lớn được quan sát thấy lần đầu vào năm 1996, trong khi mặt trăng của nó được biết đến vào năm 2003, khi cặp đôi này tiếp cận Trái đất ở khoảng cách cực gần (khoảng 7,18 triệu km). Nếu không có gì tác động, cặp đôi sẽ đe dọa Trái đất ở khoảng cách gần hơn nữa vào năm 2123 (chỉ 5,9 triệu km), sau đó tiếp tục sượt qua sao Hỏa với khoảng cách chỉ 4,69 triệu km vào năm 2144.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News