NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng

Phần lõi giai đoạn một "siêu tên lửa" SLS của NASA đã được đưa khỏi nhà máy ở New Orleans tới khu chạy thử ở Mississippi, nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ đầu tiên vào cuối năm nay.

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng
Hệ thống Phóng Vũ trụ (SLS)
là một phần quan trọng trong chương trình Artemis của NASA, với mục tiêu đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng vào năm 2024. Nó dự kiến sẽ được phóng lên vũ trụ lần đầu vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021.

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng
Chương trình Artemis
được bắt đầu vào năm 2010, nhưng đã trải qua nhiều lần trì hoãn do đội chi phí trong bối cảnh ngân sách cho NASA ngày càng eo hẹp. Nhiều người cho rằng để thực hiện những nhiệm vụ dài ngày, NASA nên thuê động cơ đẩy của các công ty tư nhân (như SpaceX hay Blue Origin) nhưng cũng có người ủng hộ việc NASA phát triển một hệ thống động cơ đẩy của riêng mình, để tránh bị phụ thuộc.

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng
Phần lõi giai đoạn 1 là trọng tâm của tên lửa mới, và sẽ trải qua quá trình thử nghiệm toàn diện ở Trung tâm Vũ trụ Stennis tại bang Mississippi. Tên lửa cao hơn tòa nhà 30 tầng và được Boeing thửa riêng cho NASA theo hợp đồng giữa hai bên.

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng
Quyền phó giám đốc NASA, ông Jim Morhard đã có mặt tại buổi vận chuyển phần lõi giai đoạn 1 từ nhà máy Michoud ở New Orleans, và vận chuyển nó bằng sà lan Pegasus đến trung tâm Stennis ở Mississippi.

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng
Lõi giai đoạn 1 chứa 2 bể nhiên liệu - một chứa oxygen lỏng và một chứa hydro lỏng. Cả hai bể có dung tích tổng cộng là 2,7 triệu lít và sẽ cung cấp nhiên liệu hỗn hợp cho động cơ. SLS được thiết kế để sử dụng lại công nghệ cũ, vốn được phát triển cho chương trình tàu con thoi (1981-2011).

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng
Khu thử nghiệm B-2 ở trung tâm vũ trụ Stennis sẽ là nơi thực hiện việc chạy thử động cơ đẩy SLS. Chiến dịch chạy thử được gọi là Green Run, sẽ là lần đầu tiên các hệ thống lõi được vận hành cùng nhau. Điều này sẽ chứng kiến 4 động cơ RS-25 uy lực hoạt động trong khoảng 8 phút ở các mức độ khác nhau, dựa trên các mức lực đẩy cần thiết trong quá trình phóng.

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng
Hình ảnh đồ họa của NASA mô phỏng quá trình động cơ đẩy SLS tách khỏi tàu vụ trụ Orion trong quá trình lên Mặt Trăng. Các chuyên gia của Boeing cho biết sự thành công của SLS sẽ giúp NASA không phải phát triển thêm hệ thống đẩy nào trong vòng 30 năm tới.

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng
Trong khi đó, NASA và các đối tác cũng đã hoàn thành việc lắp đặt tàu vũ trụ Orion cho nhiệm vụ đầu tiên trong chương trình Artemis. Nó đang trải qua quá trình thử nghiệm cuối cùng ở Trại Plum Brook tại bang Ohio. Nhiệm vụ đầu tiên sẽ bao gồm việc Orion đi 1 vòng quanh Mặt Trăng nhằm kiểm tra phần cứng, và không mang theo phi hành gia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 2083 sẽ xảy ra vụ nổ lớn và xuất hiện ngôi sao mới trên bầu trời?

Năm 2083 sẽ xảy ra vụ nổ lớn và xuất hiện ngôi sao mới trên bầu trời?

Thông tin từ trang Phys.org cho hay, vào năm 2083 trên bầu trời sẽ xuất hiện một ngôi sao mới. Dự báo này do nhà vật lý thiên văn Bradley Shaefer người Mỹ và các đồng nghiệp của ông từ Đại học Louisiana đưa ra.

Đăng ngày: 11/01/2020
Cấu trúc khí lượn sóng trong dải Ngân Hà

Cấu trúc khí lượn sóng trong dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn học hôm 7/1 công bố phát hiện dải khí hình lượn sóng dài tới 9.000 năm ánh sáng trong thiên hà Milky Way của chúng ta.

Đăng ngày: 10/01/2020
NASA công bố những hình ảnh chưa từng thấy về

NASA công bố những hình ảnh chưa từng thấy về "lõi" Ngân Hà

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công một một loạt hình ảnh hiếm có về trung tâm Dải ngân hà.

Đăng ngày: 10/01/2020
Vì sao một sao chổi lại có nhiều đuôi?

Vì sao một sao chổi lại có nhiều đuôi?

Năm 1986 khi sao chổi Halley nổi tiếng quay lại, đuôi của nó đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người.

Đăng ngày: 10/01/2020
Học sinh 17 tuổi phát hiện hành tinh mới

Học sinh 17 tuổi phát hiện hành tinh mới

Sau ba ngày thực tập tại Trung tâm bay không gian Goddard, học sinh trường trung học Scarsdale tìm thấy một ngoại hành tinh mới trong hệ sao TOI 1338.

Đăng ngày: 10/01/2020
Lần đầu tiên phát hiện

Lần đầu tiên phát hiện "nhật thực" ở cặp sao Bắc Cực cổ đại thẳng hàng với kim tự tháp Ai Cập

Các nhà thiên văn học từ lâu đã hiểu rằng một ngôi sao tên là Thuban, có thể là sao Bắc Đẩu với người Ai Cập cổ đại, thực ra là một cặp sao. Các nhà thiên văn học của NASA gần đây đã phát hiện ra hai ngôi sao che lấp lẫn nhau.

Đăng ngày: 10/01/2020
Những sự kiện thiên văn không thể bỏ lỡ năm 2020

Những sự kiện thiên văn không thể bỏ lỡ năm 2020

Năm 2020, thiên nhiên không làm những người yêu thích bầu trời thất vọng bởi có rất nhiều tiêu điểm quan sát không thể bỏ qua.

Đăng ngày: 09/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News