NASA công bố sứ mệnh vĩ đại: Thám hiểm Mặt trời ở vùng "chảo lửa" nóng 1.400 độ C

Đúng 22h tối 31/5/2017, cuộc họp báo của NASA chính thức bắt đầu. Đây là lần đầu tiên cơ quan vũ trụ Mỹ công bố chi tiết sứ mệnh tiếp cận Mặt trời gần nhất trong lịch sử của NASA.

Trong khuôn khổ cuộc họp báo thứ 3 kể từ đầu năm 2017 này, 5 chuyên gia đến từ NASA, Đại học Chicago Mỹ và Đại học Johns Hopkins sẽ tiết lộ chi tiết sứ mệnh bay thẳng đến vùng khí quyển Mặt trời của tàu thăm dò Mặt Trời Plus - Solar Probe Plus (SPP).

Các chuyên gia tham dự cuộc họp báo NASA, bao gồm:

NASA công bố sứ mệnh vĩ đại: Thám hiểm Mặt trời ở vùng chảo lửa nóng 1.400 độ C
Các chuyên gia tham dự họp báo.

Cuộc họp báo của NASA chính thức bắt đầu

Ông Rocky Kolb, trưởng khoa Vật lý trường Đại học Chicago (Mỹ) giới thiệu thành phần các chuyên gia tham dự cuộc họp báo.

Phát biểu khai mạc cuộc họp báo, Eric Isaacs, Phó chủ tịch điều hành trung tâm nghiên cứu, đổi mới của Đại học Chicago, cho biết, 6 thập kỷ trôi qua, bí mật bao quanh Mặt trời vẫn chưa được con người khám phá hết. Tuy nhiên, lượng nhiệt cao cùng với bức xạ khổng lồ không ngăn cản chúng ta khám phá tinh cầu lửa này.

Dự án phóng tàu SPP của NASA vào năm 2018 chứng minh tham vọng chinh phục ngôi sao trung tâm "khó tính" của Hệ Mặt trời.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, NASA phối hợp cùng ĐH Chicago và ĐH Johns Hopkins thực hiện sứ mệnh phóng tàu thăm dò SPP đến gần Mặt trời nhất, nhằm khám phá những bí mật to lớn tại ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt trời.

Như chúng ta đã biết, Mặt trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất trong Dải Ngân hà, với nhiệt độ bề mặt lên tới 5.505 độ C và nhiệt độ lõi Mặt trời khoảng 15 triệu độ C, việc tiếp cận tinh cầu này không hề đơn giản.

Việc phóng SPP, "cỗ máy" trị giá hàng tỷ USD của NASA, bay thẳng vào vùng vành nhật hoa của Mặt trời vào năm 2018 sẽ trở thành cuộc cách mạng trong nghiên cứu bề mặt Mặt trời cũng như gió Mặt trời - yếu tố tác động rất lớn đến con người và sự sống trên Trái đất, cũng như tác động đến nhiệm vụ của giới phi hành gia và vệ tinh vũ trụ.

NASA công bố sứ mệnh vĩ đại: Thám hiểm Mặt trời ở vùng chảo lửa nóng 1.400 độ C
Cấu tạo và chức năng của Tàu thăm dò Mặt trời SPP.

Thomas Zurbuchen, Phó GĐ ban Sứ mệnh khoa học NASA, phát biểu: Theo kế hoạch, NASA sẽ phóng tàu thăm dò Mặt trời SPP vào khoảng thời gian từ 31/7/2018 đến 19/8/2018, tiếp cận vành nhật hoa, (chính là vùng khí quyển ngoài của Mặt trời, nơi sinh ra gió Mặt trời).

Ông Thomas Zurbuchen khẳng định, một khi tìm hiểu được bí mật của gió Mặt trời, giới khoa học có thể giải quyết được các câu hỏi kéo dài hàng thập kỷ về tác động của chúng lên hành tinh chúng ta.

Qua đó, NASA hy vọng, sau dự án tiêu tốn hàng tỷ đô này, các nhà khoa học có thể sử dụng các dữ liệu của SPP để hoàn thành các sứ mệnh khoa học vũ trụ, bao gồm:

  1. Xác định cấu trúc và động lực của từ trường của gió Mặt trời.
  2. Theo dõi luồng năng lượng làm nóng vành nhật hoa và tăng tốc gió Mặt trời.
  3. Xác định cơ chế tăng tốc và vận chuyển các phân tử điện.
  4. Khám phá bụi plasma gần Mặt trời và ảnh hưởng của nó lên gió Mặt trời.

Sau khi nghe nhà khoa học không gian kỳ cựu Eugene Parker phát biểu, Nicola Fox, nữ nhà khoa học dự án tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins cho biết:

"Sau khi được phóng, SPP sẽ phải dành gần 7 năm để quay quanh sao Kim để lập một quỹ đạo ổn định trước khi tiếp cận vành nhật hoa của Mặt trời ở khoảng cách gần nhất, cách bề mặt Mặt trời 6,4 triệu km.

Không giống với bất cứ con tàu thăm dò vũ trụ nào trong lịch sử, để thực hiện nhiệm vụ tiếp cận Mặt trời, tàu thăm dò SPP đòi hỏi khả năng phải chịu được bức xạ cùng lượng nhiệt hàng nghìn độ C của Mặt trời".

NASA công bố sứ mệnh vĩ đại: Thám hiểm Mặt trời ở vùng chảo lửa nóng 1.400 độ C
Cấu tạo Mặt Trời

Tại khoảng cách hơn 6 triệu km, tàu thăm dò Mặt trời SPP phải hứng chịu lượng nhiệt lên tới 1.400 độ C.

Để "sống sót" trước "cơn bão" nhiệt và bức xạ từ Mặt trời, các kỹ sư hàng không thuộc trường Đại học Johns Hopkins (Mỹ) phải thiết kế tấm chắn và lớp vỏ bọc tàu có khả năng chống nhiệt làm từ hỗn hợp các-bon, dày gần 12cm, có khả năng chống được sức nóng hơn 1.400 độ C phả ra từ Mặt trời, cũng như những luồng phóng xạ "chết người" cao gấp 500 lần mà chưa một tàu vũ trụ nào từng trải qua khi quay quanh quỹ đạo Trái Đất.

Đây là đột phá công nghệ được củng cố bằng công nghệ chịu nhiệt của tàu vũ trụ MESSENGER thăm dò sao Thủy mà NASA phóng ngày 3/8/2004.

Kết thúc họp báo

Phát biểu kết thúc cuộc họp báo, ông Thomas Zurbuchen phát biểu:

"Nếu như cách đây 43 năm, dự án phóng tàu vũ trụ thăm dò Mặt trời có tên Helios 1 (phóng năm 1974) và Helios 2 (phóng năm 1976) của NASA phối hợp cùng Cơ quan Vũ trụ Tây Đức thực hiện, giúp con người tiếp cận Mặt trời ở khoảng cách hơn 43 triệu km thì với kế hoạch phóng tàu thăm dò SPP năm 2018, cách Mặt trời hơn 6 triệu km, sẽ đánh dấu sứ mệnh tiếp cận "tinh cầu lửa" gần nhất trong lịch sử của NASA nói riêng và nhân loại nói chúng.

Khi tiếp cận Mặt trời ở khu vực vành nhật hoa, tàu thăm dò SPP sẽ bay với vận tốc khủng khiếp: 200km/giây, nhanh gấp 3 lần tốc độ của tàu vũ trụ Helios 2 từng xác lập kỷ lục trong quá khứ.

Sáu thập kỷ trôi qua kể từ khi loài người bước chân ra ngoài vũ trụ, chúng ta vẫn không ngừng nghiên cứu và khám phá các hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Kể từ khi ý tưởng khám phá Mặt trời được các nhà khoa học thuộc trường Đại học Chicago khởi xướng, sau dự án Helios 1 và 2, đến nay NASA và các chuyên gia của 2 trường Đại học Chicago và Johns Hopkins lại phối hợp cùng nhau trong sứ mệnh tiếp cận Mặt trời ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử loài người.

Sớm thôi, loài người chúng ta sẽ "Chạm tới mặt trời""!

Đôi nét về Tàu thăm dò Mặt trời Solar Probe Plus (SPP)

NASA công bố sứ mệnh vĩ đại: Thám hiểm Mặt trời ở vùng chảo lửa nóng 1.400 độ C
Tàu Solar Probe Plus.

  • Tên gọi: Solar Probe Plus hay Solar Probe+, trước kia là NASA Solar Probe.
  • Chi phí đầu tư: 1,2 tỷ USD đến 1,4 tỷ USD.
  • Ngày phóng: Trong khoảng từ 31/7/2018 đến 19/8/2018, sử dụng tên lửa đẩy Delta IV Heavy (Delta 9250H).
  • Tổng thời gian thực hiện sứ mệnh: 6 năm + 321 ngày.
  • Khối lượng: Nặng gần 600kg, rộng 1 mét, cao 3 mét.
  • Sử dụng năng lượng Mặt trời
  • Tiếp cận Mặt trời lần đầu tiên: Dự kiến vào ngày 19/12/2024.

Kế hoạch "chạm vào Mặt trời" của NASA sẽ được tiến hành như thế nào?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tối nay, NASA sẽ thông báo với công chúng về sứ mệnh

Tối nay, NASA sẽ thông báo với công chúng về sứ mệnh "chạm tới Mặt Trời"

Ta sẽ có cơ hội hiểu kĩ hơn về ngôi sao nằm gần chúng ta nhất, làm tiền để nghiên cứu cho những sứ mệnh tương lai với những hệ sao ngoài Vũ trụ bao la kia.

Đăng ngày: 31/05/2017
32 đội tranh tài trong vòng chung kết Robocon 2017

32 đội tranh tài trong vòng chung kết Robocon 2017

Với chủ đề "Chinh phục đĩa bay", các đội tuyển lọt vào vòng chung kết Robocon 2017 sẽ trình diễn nhiều giải pháp công nghệ mới

Đăng ngày: 28/04/2017

"Lên dây cót" cho chiến dịch Giờ Trái đất 2017

Từ 20h30 đến 21h30 ngày 25/3/2017, sự kiện Giờ Trái Đất 2017 tại Việt Nam chính thức được bắt đầu với hơn 5.000 thanh thiếu niên và người dân trên địa bàn TP HCM tham gia hưởng ứng.

Đăng ngày: 20/02/2017
16 công trình đoạt giải

16 công trình đoạt giải "Nobel khoa học của Việt Nam"

Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 9 công trình đặc biệt xuất sắc và giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ cho 7 công trình sẽ được trao tặng ngày 15/1.

Đăng ngày: 09/01/2017
NASA họp báo công bố bí mật về hệ Mặt Trời

NASA họp báo công bố bí mật về hệ Mặt Trời

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tổ chức họp báo công bố phát hiện mới nhất về hệ Mặt Trời từ chương trình khám phá Discovery.

Đăng ngày: 05/01/2017
20 sự kiện chứng minh năm 2016 kỳ diệu và phi thường hơn bạn nghĩ nhiều

20 sự kiện chứng minh năm 2016 kỳ diệu và phi thường hơn bạn nghĩ nhiều

Bạn có bỏ lỡ điều gì không? Hãy cùng xem bài viết dưới đây để điểm lại những sự kiện khoa học trong năm qua nhé.

Đăng ngày: 30/12/2016
Những sự kiện khoa học đáng chú ý nhất năm 2017

Những sự kiện khoa học đáng chú ý nhất năm 2017

Năm 2017 hứa hẹn mang lại nhiều thành tựu khoa học mới trong các lĩnh vực như thám hiểm không gian, vật lý, công nghệ sinh học và y tế.

Đăng ngày: 30/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News