NASA điều tra khoảng trống kỳ lạ, mỗi ngày chỉ mở ra một lần tại cực Bắc
Một sự kiện bất thường trong bầu khí quyển của Trái đất vừa được NASA phát hiện, có thể sẽ gây ra một số vấn đề cho các vệ tinh và tàu vũ trụ trên quỹ đạo xung quanh Trái đất.
Theo The Mirror, một khoảng trống kỳ lạ, có dạng như "lỗ hổng hình phễu" vừa được tìm thấy tại từ trường Trái đất, nằm cách Bắc Cực khoảng 402km, và chỉ xuất hiện một lần mỗi ngày.
Khoảng trống kỳ lạ chỉ xuất hiện một lần mỗi ngày vào 12 giờ trưa (theo giờ địa phương) có thể sẽ ảnh hưởng đến từ trường ở cực Bắc. (ảnh minh họa).
Các nhà khoa học tại NASA là những người đã phát hiện ra khoảng trống kỳ lạ này, cũng như nhận thấy rằng nó đang gây nhiễu tín hiệu vô tuyến và GPS trong khu vực.
Do đó, khoảng trống kỳ lạ này có thể sẽ gây ra một số vấn đề cho các vệ tinh và tàu vũ trụ trên quỹ đạo xung quanh Trái đất.
Điều kỳ lạ là bất kỳ chiếc máy bay nào khi đi qua khu vực này dường như đều bị giảm tốc độ khi khoảng không gian mở ra.
Mark Conder, nhà vật lý học tại Đại học Alaska Fairbanks, cho biết: "Trên quỹ đạo, các tàu vũ trụ và vệ tinh thậm chí có thể sẽ gặp phải một lực cản đáng kể, giống như khi chúng vừa va phải một gờ giảm tốc".
NASA cho biết họ đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao vùng không gian kỳ lạ lại xuất hiện, cũng như những tác động tiêu cực của nó.
NASA chuẩn bị phóng một vệ tinh vào không gian để nghiên cứu khu vực phía trên Bắc Cực, được gọi là đỉnh cực.
Hiện, một giả thuyết cho rằng lỗ hổng này có thể liên quan đến các hiệu ứng điện từ trong tầng điện ly, nằm tại bầu khí quyển trên của Trái đất do bị Mặt trời ion hóa, và mang theo các hạt điện tích.
Mặc dù có vẻ không đáng lo ngại lắm, song hiện tượng này có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới từ trường ở cực Bắc - yếu tố nắm giữ vai trò ngăn chặn các dòng hạt tích điện từ Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?
Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.
