NASA hoàn thành bản đồ sông băng đầu tiên của Nam cực
Bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về tốc độ và hướng của các dòng sông băng Nam Cực vừa được các nhà khoa học hoàn thành dưới sự tài trợ của NASA, Cơ quan Quản lý hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ cho biết hôm 18/8.
“Chúng tôi có cảm giác như lần đầu tiên được nhìn thấy tất cả các dòng chảy của đại dương”, Eric Rignot làm việc tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA cho biết.
Bản đồ các dòng sông băng là một công cụ quan trọng để theo dõi mực nước biển tăng do biến đổi khí hậu
Eric Rignot và DDH California đã sử dụng hàng tỷ điểm dữ liệu được các vệ tinh của Châu Âu, Nhật Bản, Canada thu thập sau đó loại bỏ các đám mây che phủ, ánh sáng chói lóa của mặt trời và những khu vực dường như bị đất che lấp cùng với sự trợ giúp công nghệ của NASA, nhóm nghiên cứu đã cẩn trọng lắp ghép từng điểm dữ liệu để tạo ra hình dạng và tính toán tốc độ dòng chảy bao gồm cả phía Đông Nam Cực, khu vực trước đây chưa từng có mặt trên bản đồ chiếm 77% toàn bộ Nam Cực.
Bản đồ được hoàn thành, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện một ngọn núi mới chia tách rộng 5,4 triệu dặm vuông trải dài từ đông sang tây và khối lượng băng tuyết di chuyển với vận tốc 800 feet/năm hướng về phía biển Nam Cực.
“Bản đồ cho thấy băng di chuyển bằng cách trượt trên mặt đất”, Thomas Wagner, làm việc cho chương trình cryospheric của NASA, cho biết. “Đây là một nền tảng quan trọng để dự đoán mực nước biển trong tương lai”.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
