NASA khám phá bí ẩn hệ Mặt Trời
Các nghiên cứu trong bốn nhiệm vụ của NASA tìm hiểu về những bí ẩn của hệ Mặt Trời, triển khai từ năm 2020 với khoản đầu tư 3 triệu USD.
NASA triển khai bốn nhiệm vụ nghiên cứu thuộc "Discovery Program" đều do đội ngũ các nhà khoa học và kỹ sư thiết kế, là thành viên của NASA phụ trách.
NASA đầu tư 3 triệu USD để tìm lời giải cho những bí ẩn của hệ Mặt Trời. (Ảnh: NASA).
Tên lửa Trident có nhiệm vụ khám phá Triton, vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Hải Vương, để tìm hiểu cách đến Trái Đất ở khoảng cách rất xa từ Mặt Trời. Trước đó, nhiệm vụ Voy Voyager 2 của NASA cho thấy Triton có hoạt động tái tạo bề mặt với khả năng phun trào các luồng khí cùng với tầng điện ly tạo ra lớp tuyết hữu cơ.
Lần này, tên lửa Trident ánh xạ Triton, mô tả các quá trình hoạt động và xác định xem đại dương dưới đáy có tồn tại ở vệ tinh tự nhiên của sao. Nhiệm vụ do nhà khoa học hành tinh Louise Prockter thuộc Viện nghiên cứu Vũ trụ và Hành tinh, trường đại học ở Houston là chỉ đạo nghiên cứu. Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA ở Pasadena, California, sẽ cung cấp quản lý dự án.
NASA đầu tư 3 triệu USD để tìm lời giải cho những bí ẩn của hệ Mặt Trời.
Thiết bị vũ trụ VERITAS sẽ lập bản đồ bề mặt sao Kim để xác định lịch sử địa chất của hành tinh này và hiểu tại sao sao Kim phát triển khác biệt so với Trái Đất. Thiết bị này có nhiệm vụ bay quanh sao Kim bằng radar khẩu độ tổng hợp để tạo ra hình ảnh ba chiều của địa hình và xác nhận các quá trình như kiến tạo mảng và núi lửa còn hoạt động hay không.
Ngoài ra, VERITAS lập bản đồ phát xạ hồng ngoại từ bề mặt để nghiên cứu địa chất sao Kim phần lớn chưa được biết đến. Nhiệm vụ do nhà thiên văn học Suzanne Smrekar thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California đảm nhiệm chính.
Thiết bị DAVINCI+ phân tích bầu khí quyển sao Kim để hiểu cách nó hình thành và phát triển. DAVINCI+ đi đến bầu khí quyển của sao Kim để đo chính xác thành phần, cung cấp hình ảnh đa chiều. Kết quả từ DAVINCI+ hy vọng định hình sự hình thành hành tinh trong hệ Mặt Trời và hơn thế nữa. Nghiên cứu do James Garvin thuộc Trung tâm bay không gian NASA Goddard, Greenbelt, Maryland đảm nhiệm chính. Trước đó, nhiệm vụ cuối cùng của NASA tới Sao Kim là năm 1978 chỉ xác định vị trí sao Kim cách xa Trái Đất bao lâu.
Tàu vũ trụ IVO có nhiệm vụ khám phá vệ tinh tự nhiên của sao Mộc để tìm hiểu cách lực thủy triều hình thành và đánh giá lượng Magma được tạo ra và phun trào trên vệ tinh tự nhiên này. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về đặc điểm của vệ tinh tự nhiên rằng liệu một lượng lớn Magma có tồn tại sâu trong lòng vệ tinh tự nhiên hay không.
Các kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ này giúp làm rõ sự hình thành và tiến hóa của các khối đá, các vật thể trên mặt đất sao Kim. Dự án này do Giáo sư Alfred McEwen thuộc Đại học Arizona ở Tucson đảm nhiệm nghiên cứu chính. Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins ở Laurel, Maryland, sẽ cung cấp quản lý dự án.
"Bốn nhiệm vụ được lựa chọn này giúp giải đáp những bí ẩn khoa học về hệ Mặt Trời hoạt động mạnh nhất và phức tạp nhất thế giới", Thomas Zurbuchen, Quản trị viên ban Sứ mệnh Khoa học của NASA nói. Bốn dự án đã gửi đề xuất vào năm 2019, bắt đầu triển khai từ năm 2020, được quản lý bởi Văn phòng Chương trình Nhiệm vụ Hành tinh tại Trung tâm bay Không gian của NASA ở Huntsville (Alabama). Mỗi nhiệm vụ sẽ kéo dài 9 tháng với khoản đầu tư nghiên cứu 3 triệu USD từ NASA.
- Hệ Mặt Trời và những khám phá vĩ đại của NASA
- Những điều thú vị về hệ Mặt Trời
- Tàu Lucy chuẩn bị khám phá Hệ Mặt trời