Hệ Mặt Trời và những khám phá vĩ đại của NASA
Trong nhiều năm qua, NASA triển khai hàng loạt sứ mệnh không gian với tham vọng khám phá những bí ẩn trong Hệ Mặt Trời, nơi Trái Đất thuộc về.
Trong khi tàu Cassini đã bốc cháy trên Sao Thổ, những con tàu khác của NASA vẫn lơ lửng ngoài vũ trụ mênh mông và ghi lại hình ảnh của các hành tinh khác nhau. Một trong những dự án tham vọng nhất của NASA mang tên New Horizons, với mục đích khám phá Sao Diêm Vương, một trong những vùng sâu thẳm nhất trong Hệ Mặt Trời. Trong ảnh, tàu New Horizons ghi lại hình ảnh của Sao Diêm Vương hồi tháng 7.
Hình ảnh từ camera hồng ngoại cho thấy sự tồn tại của nước dưới dạng đá trên Sao Diêm Vương. Tàu New Horizons ghi lại hình ảnh này từ khoảng cách 108.000km.
Một hình ảnh khác từ tàu New Horizons cho thấy bề mặt của Sao Diêm Vương với các rặng núi.
Tàu Juno của NASA ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp về Sao Mộc. Hình ảnh này được NASA ghép lại nhằm so sánh kích cỡ giữa Trái Đất và Sao Mộc.
Cận cảnh chấm đỏ khổng lồ trên Sao Mộc, thực chất là một cơn bão. Hình ảnh này được Juno ghi lại hồi tháng 7.
Mục tiêu của Juno là khám phá quá trình hình thành và phát triển của Sao Mộc, quan sát hiện tượng cực quang, đo đạc lượng nước và khí trên hành tinh này.
Trong khi đó, trên Sao Hỏa, hai xe tự hành Curiosity và Opportunity ngày đêm khám phá hành tinh đỏ và gửi hình ảnh về Trái Đất. Opportunity hạ cánh xuống sao Hỏa năm 2004 và đã "sống sót" vượt quá kế hoạch 90 ngày ban đầu. Curiosity kỷ niệm 5 năm thực hiện sứ mệnh hồi tháng 8 vừa qua. Cả hai cỗ máy này đều tìm thấy những bằng chứng cho thấy sự sống từng tồn tại trên Sao Hỏa. Trong ảnh, một mảnh vỡ của Curiosity rơi trên bề mặt Sao Hỏa.
Curiosity đã va chạm với một mảng thiên thạch, được NASA đặt tên là Lebanon.
Ban đêm ở Sao Hỏa, Trái Đất là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Theo NASA, nếu đứng trên hành tinh đỏ, con người có thể nhìn thấy Trái Đất và Mặt Trăng một cách rõ ràng.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
