NASA lo ngại các nguy cơ sau khi Ấn Độ phá hủy vệ tinh
Việc Ấn Độ thử thành công tên lửa bắn rơi vệ tinh là "điều khủng khiếp" vì hành động này đã tạo ra khoảng 400 mảnh vỡ bay trong quỹ đạo, vô hình trung gây nên các mối nguy hiểm mới cho các phi hành gia làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Jim Bridenstine đã đưa ra cảnh báo trên ngày 1/4 sau khi Ấn Độ tuyên bố trở thành một trong những cường quốc nghiên cứu không gian với việc thực hiện thành công cuộc thử nghiệm phóng tên lửa phá hủy vệ tinh ở tầm thấp.
Tên lửa A-SAT của Ấn Độ được phóng lên vào ngày 27/3. (Ảnh chụp màn hình RT).
Phát biểu tại một cuộc họp của NASA, Giám đốc Bridenstine nêu rõ không phải tất cả các mảnh vỡ trong vũ trụ đều có kích cỡ đủ lớn để có thể theo dấu. Ông nhấn mạnh: "Những gì chúng ta có thể theo dõi hiện tại là các vật thể có kích cỡ tối thiểu khoảng 10cm, tức là chỉ có khoảng 60 mảnh vỡ (từ vệ tinh bị phá hủy của Ấn Độ) là có thể quan sát được".
Theo ông Bridenstine, vệ tinh Ấn Độ bị bắn rơi ở độ cao khoảng 300km so với bề mặt Trái Đất, thấp hơn so với ISS và hầu hết các vệ tinh trong quỹ đạo. Tuy nhiên, 24 mảnh vỡ đã "vượt qua độ cao của ISS". Giám đốc NASA chỉ trích "đó là điều kinh khủng" vì chúng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự an toàn của các phi hành gia trên ISS. Ông nhấn mạnh: "Những hành động như thế này không phù hợp với tương lai của những chuyến bay đưa con người lên vũ trụ".
Quân đội Mỹ có nhiệm vụ giám sát các vật thể trong không gian để đưa ra dự báo về nguy cơ va chạm giữa các vật thể này với ISS và các vệ tinh. Hiện lực lượng này đang theo dấu 23.000 vật thể có kích cỡ lớn hơn 10cm, trong số đó có khoảng 10.000 mảnh vỡ trong vũ trụ, bao gồm cả gần 3.000 mảnh vỡ được tạo ra sau cuộc thử nghiệm phá hủy vệ tinh của Trung Quốc năm 2007 ở độ cao 852km so với bề mặt Trái Đất.
Theo NASA, sau khi Ấn Độ thử nghiệm thành công bắn rơi vệ tinh ngày 27/3 vừa qua, nguy cơ xảy ra va chạm giữa các mảnh vỡ và ISS tăng 44% trong 10 ngày - kể từ thời điểm trên. Tuy nhiên, mối đe dọa này có thể giảm xuống theo thời gian, do đa số các mảnh vỡ sẽ bị thiêu rụi khi rơi vào bầu khí quyển Trái Đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
