NASA muốn thử châm lửa trên trạm vũ trụ ISS: Nghe nguy hiểm nhưng không phải nghịch để cho vui
Đối với các phi hành gia trên trạm vũ trụ ISS, lửa chính là kẻ thù đáng sợ nhất. Trong môi trường đóng kín tràn đầy khí oxi như ISS, một tia lửa rất nhỏ cũng mang tới rủi ro cực lớn cho sinh mạng của phi hành gia. Đó là chưa kể đến, trong môi trường vi trọng lực, những vụ cháy có thể tiềm tàng nguy cơ khiến trạm ISS bị phá hủy hoàn toàn.
Đáng sợ là vậy, tuy nhiên mới đây, cơ quan vũ trụ Mỹ NASA lại quyết định tiến hành một thí nghiệm khiến không ít người khi nghe qua đã phải giật mình: Châm lửa trên ISS.
Theo MIT Technology Review, các phi hành gia sẽ được yêu cầu đốt lửa bên trong một đường hầm gió thu nhỏ chuyên dùng để thí nghiệm trên trạm ISS trong những tuần tới. Thí nghiệm này nghe có vẻ rất nguy hiểm, nhưng do được thực hiện trong môi trường khép kín, khả năng ngọn lửa lan rộng và gây nguy hiểm tới phi hành gia và trạm ISS là gần như không có.
Thí nghiệm này giúp các nhà khoa học tìm hiểu cách lửa hoạt động và lan truyền trong môi trường vi trọng lực.
Đương nhiên, các phi hành gia không đốt lửa chỉ để "cho vui". Thay vào đó, thí nghiệm này là một phần trong nỗ lực của các nhà khoa học trong việc tìm hiểu cách lửa hoạt động và lan truyền trong môi trường vi trọng lực. Nói cách khác, kết quả thu được từ những thí nghiệm như vậy một ngày nào đó có thể được sử dụng để cứu mạng sống phi hành gia, cũng như giúp các kĩ sư tạo ra được môi trường sống phù hợp hơn trong vũ vụ.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên các phi hành gia được yêu cầu đốt lửa trong vũ trụ. Những thí nghiệm kiểu vậy đã được tiến hành từ năm 2008, và liên tục được tiến hành trong giai đoạn 2016 – 2017. Kết quả thu được cho thấy, lửa có thể được tạo ra trong môi trường vi trọng lực. Mặc dù vậy, tốc độ lửa cháy lan ra môi trường xung quanh trên vũ trụ lại chậm hơn so với các đám cháy trên mặt đất.
Với thử nghiệm mới nhất sắp được thực hiện, ngọn lửa sẽ được đốt trong hầm gió thu nhỏ có kích thước ngang với một chiếc máy nướng bánh mỳ. Mục đích chính của thử nghiệm là để khám phá các vật cản và chướng ngại vật khác nhau được đặt trong hầm gió sẽ tác động thế nào tới hướng lan của dòng lửa khi cháy trong môi trường có trọng lực yếu. Thử nghiệm này sẽ kéo dài trong vòng 6 tháng.
Trạm Vũ trụ Quốc tế.
"Các phi hành gia đang rất hào hứng để chuẩn bị thử nghiệm", nhà nghiên cứu Paul Ferkul, người chịu trách nhiệm cho thí nghiệm cho biết. "Cách ngọn lửa cháy trong môi trường không có lực hấp dẫn thật sự đầy mê hoặc".
Được biết, kích thước ngọn lửa dùng để thử nghiệm là tương đối nhỏ. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra, một số vật liệu khó bắt lửa hơn trong môi trường vi trọng lực, ngay cả khi có nguồn cung cấp oxy dồi dào. Tất nhiên, thí nghiệm này vẫn tồn tại những rủi ro nhất định, đặc biệt là khi nó được thực hiện trên một trạm vũ trụ bay cách mặt đất 250 dặm, với tốc độ nhanh gấp 10 lần so với tốc độ của một viên đạn bắn ra.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô
