NASA phát triển hệ thống dự báo sóng thần mới
Một nhóm nghiên cứu của NASA vừa thành công trong việc thử nghiệm một hệ thống dự báo sóng thần nhờ dữ liệu GPS, giúp các nhà nghiên cứu đánh giá các trận động đất lớn và ước lượng chính xác kích thước của cơn sóng thần.
Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu “thời gian thực” từ mạng lưới các trạm Định vị toàn cầu (GDGPS). Mạng lưới có thể ước lượng vị trí của cơn sóng thần mỗi giây và phát hiện những chuyển động mặt đất nhỏ cỡ vài cm. Song, trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu: “Thử nghiệm này thành công đã chứng tỏ rằng hệ thống GPS ven biển có hiệu quả trong việc dự báo kích cỡ của những đợt sóng thần”.
John LaBrecque, quản lý của chương trình Solid Earth and Natural Hazards của NASA nói: “Điều này cho phép các cơ quan chuyên trách đưa ra những cảnh báo tốt và sớm hơn nhằm cứu sống nhiều người và giảm thiểu những báo động sai không cần thiết, ảnh hưởng đến cuộc sống của những cư dân ven biển. Giá trị của việc kết hợp những quan sát thời gian thực nhờ sự chính xác GPS cùng những vệ tinh nhân tạo, những mô hình Trái Đất tiên tiến đã được chứng minh thành công”.
![]() |
Hệ thống dự báo sóng thần mới của NASA sẽ giúp đưa ra lời cảnh báo sớm và chuẩn xác nhất cho những người dân ven biển. |
Phương pháp dự báo của Song dựa trên vào dữ liệu từ những trạm GPS ven viển, gần tâm chấn động đất, cùng với thông tin về triền dốc từ thềm lục địa xuống đáy đại dương của địa phương đó để ước lượng năng lượng do những trận động đất dưới đáy biển tạo ra, nguồn gốc của các đợt sóng thần.
Những mô hình dự báo sóng thần trước đây dựa vào việc giả định mức độ thay đổi của đáy biển theo chiều dọc liên quan tới trận động đất. Lý thuyết này đã hoàn toàn thất bại trong quá khứ.
Hiện nay, lý thuyết của Song cho thấy, triền dốc từ thềm lục địa xuống đáy đại dương cũng góp phần tạo nên sức mạnh của những cơn sóng thần bằng cách chuyển năng lượng của động năng tới các đại đương.
Trận động đất xảy ra vào ngày 27/2, mạng lưới của trạm GDGPS của NASA ở Santiago, Chile đã phát hiện được sự chuyển động mặt đất của nó, vào khoảng 234 km từ tâm chấn của trận động đất. Những dữ liệu này đã được truyền tới hệ thống của Song trong vài phút của trận động đất, cho phép nó thu được các chuyện động dưới đáy biển.
Dựa trên những thông tin GPS, Song đã tính toán kỹ càng điểm bắt đầu nguồi năng lượng của cơn sóng thần. Đây là một cơn sóng thần có mức độ trung bình, khoảng 4,8/10. Kết luận của ông dựa trên thực tế là dữ liệu GPS chỉ phát hiện các chuyển động nhỏ trên mặt biển do việc truyền động năng từ ảnh hưởng trận động đất vào đại dương.
Các nhà khoa học của NASA sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thiện hệ thống dự báo sóng thần trên, nhằm tránh được những hậu quả khôn lường và khủng khiếp từ sự giận dữ của biển cả.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
