NASA phát triển tàu thăm dò liên sao hoạt động 100 năm
Các nhà nghiên cứu đề xuất chế tạo một tàu thăm dò có thể bay xa và nhanh hơn bộ đôi tàu Voyagers 1 và 2 đang hoạt động trong không gian liên sao.
Nhật quyển được xem như ranh giới cần vượt qua để tàu thăm dò tiến vào không gian liên sao. (Ảnh: Yahoo).
Nhà nghiên cứu Ralph McNutt đến từ Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng Johns Hopkins (JHU-APL) tại Mỹ và đồng nghiệp vừa công bố báo cáo chi tiết về tính khả thi của tàu thăm dò liên sao hoạt động lâu dài. Bộ đôi tàu Voyager huyền thoại của NASA đang bay trong không gian liên sao, nhưng tàu thăm dò của McNutt sẽ bay xa và nhanh hơn, dự kiến vẫn hoạt động 50 - 100 năm sau khi rời khỏi Trái đất. "Giả dụ con tàu này phóng vào năm 2036, nó sẽ kết thúc nhiệm vụ vào năm 2086", McNutt nói.
Tàu Voyagers 1 và 2 làm nên lịch sử vào thập niên 2010 khi rời khỏi bong bóng khí nóng bao quanh Mặt trời, gọi là nhật quyển và tiến vào không gian liên sao, khu vực chủ yếu gồm các hạt, bụi và từ trường do những ngôi sao khác tạo ra. Ngày nay, hơn 40 năm sau khi bắt đầu hành trình, tàu Voyager 1 đã bay hơn 23 tỷ km, gấp 155 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Mục tiêu ban đầu của hai con tàu là khảo sát các hành tinh ở vành ngoài hệ Mặt trời gồm sao Mộc, sao Thổ, sao Hải Vương và sao Thiên Vương.
"Tàu Voyager có nhiều thiết bị được thiết kế để khám phá hành tinh. Con tàu không có công cụ để tìm hiểu những quá trình ở rìa nhật quyển", nhà nghiên cứu Elena Provornikova ở JHU-APL, cho biết. Tàu thăm dò liên sao trong đề xuất mới được chế tạo để đáp ứng mục tiêu này.
Đây không phải là nhiệm vụ tới ngôi sao khác. Hệ sao gần nhất vẫn ở quá xa để tàu thăm dò có thể tiếp cận với công nghệ hiện nay. Nhưng tàu vũ trụ mới sẽ di chuyển giữa các ngôi sao. Theo thiết kế, con tàu nặng 850kg trang bị cảm biến để đo thông số như hạt tích điện và trung hòa, từ trường và bụi. Tàu sẽ được phóng vào khoảng năm 2036 bằng tên lửa đẩy hạng nặng. Tàu thăm dò sẽ mất 6,5 giờ để bay qua quỹ đạo Mặt Trăng và tới sao Mộc trong 7 tháng. Từ đó, phương tiện sẽ bay quãng đường hơn một tỷ kilomet mỗi năm.
Nhưng tuổi thọ của con tàu là vấn đề lớn. Hiện nay, máy phát nhiệt điện đồng vị của bộ đôi tàu Voyager quá yếu. Nhưng với hai bộ pin hạt nhân thế hệ mới NASA đang phát triển, tàu thăm dò liên sao có thể truyền dữ liệu về Trái đất 100 năm sau, khi ở cách hành tinh hàng trăm kilomet.
"Cách đây 4 - 6 tỷ năm hệ Mặt trời bắt đầu hình thành với bong bóng từ trường bảo vệ con người khỏi bụi và plasma. Tàu thăm dò liên sao không chỉ cho phép chúng ta hiểu rõ tình trạng hiện nay mà cả tương lai sắp tới", McNutt nói.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
