NASA tái khởi động dự án thay thế kính viễn vọng Hubble

NASA đang khởi động lại dự án phóng kính viễn vọng không gian James Webb. Đây dự kiến là chiếc kính viễn vọng kế nhiệm cho Hubble đã có tuổi đời trên 27 năm.

Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

NASA tái khởi động dự án thay thế kính viễn vọng Hubble
Lịch trình phóng kính viễn vọng không gian James Webb có thể sẽ tiếp tục đẩy lùi tới đầu năm 2019.

Dự kiến trước đó của NASA, kính Hubble sẽ ngừng hoạt động từ năm 2014 tuy nhiên do chưa kịp phóng kính thiên văn thay thế, NASA đã quyết định sửa chữa, nâng cấp để tăng thời gian hoạt động lên tới năm 2020.

Theo BGR, NASA ban đầu dự định chọn thời điểm tháng 10/2018 để chính thức phóng kính viễn vọng không gian James Webb lên quỹ đạo. Tuy nhiên, lịch trình có thể sẽ tiếp tục đẩy lùi tới đầu năm 2019.

James Webb có kích thước lớn hơn gấp 7 lần so với Hubble, mạnh hơn và chi phí vận hành cũng tốn kém hơn Hubble. James Webb sở hữu camera có trường nhìn gấp hơn 15 lần Hubble, qua đó cải thiện đáng kể độ phân giải của hình ảnh.

NASA tái khởi động dự án thay thế kính viễn vọng Hubble
Kính viễn vọng Hubble.

NASA tái khởi động dự án thay thế kính viễn vọng Hubble
Phối cảnh thiết kế kính viễn vọng James Webb khi ở ngoài không gian.

James Webb dự kiến sẽ hoạt động trên quỹ đạo cao hơn, khoảng 1,5 triệu km so với mặt đất - gấp hơn 4 lần so với khoảng cách từ Mặt Trăng.

Khác với Hubble vốn được tạo ra để quan sát ánh sáng khả kiến và cực tím, James Webb có thể quan sát ánh sáng hồng ngoại, giúp mở rộng không gian tìm kiếm hơn so với Hubble.

NASA cho biết, sự chậm trễ trong việc phóng Webb không phải do bất cứ vấn đề kỹ thuật hay phần cứng nào, mà do việc tích hợp một số bộ phận cấu thành lên tàu vũ trụ.

Kính viễn vọng không gian Hubble đã có hơn 27 năm phục vụ tận tụy cho ngành khoa học vũ trụ với nhiều bức ảnh thiên văn ấn tướng. Nó đồng thời cũng trở thành một biểu tượng chung của nhân loại cho tới ngày nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng hấp dẫn là gì?

Sóng hấp dẫn là gì?

Việc tìm thấy sóng hấp dẫn cực kỳ khó, nên có thể nói đây thực sự là một phát hiện phi thường. Và hãy cùng thử xem chúng ta cần biết những gì về phát hiện phi thường này.

Đăng ngày: 02/10/2017
Khả năng sống sót của hạt giống trong vũ trụ

Khả năng sống sót của hạt giống trong vũ trụ

Trong không gian, các hạt giống tiếp xúc với nhiều tia cực tím và bức xạ vũ trụ có thể khiến khả năng nảy mầm của chúng giảm xuống.

Đăng ngày: 02/10/2017
Phát hiện nguồn gốc của những tia vũ trụ huyền bí

Phát hiện nguồn gốc của những tia vũ trụ huyền bí

Những bí mật ẩn chứa trong các tia vũ trụ đã khiến các nhà khoa học bối rối trong suốt 50 năm qua, và nghiên cứu mới này sẽ là nền móng vững chắc đầu tiên để tìm hiểu nguồn gốc của chúng.

Đăng ngày: 01/10/2017
Hiểm họa khi rác vũ trụ quay lại tàn phá Trái Đất

Hiểm họa khi rác vũ trụ quay lại tàn phá Trái Đất

Ngày 4/10/1957, Sputnik I trở thành vệ tinh đầu tiên của nhân loại bay vào không gian. Nhưng vệ tinh này cũng đánh dấu một cột mốc khác trong lịch sử, đó là sự xuất hiện của rác vũ trụ, theo History.

Đăng ngày: 01/10/2017
Lockheed Martin hé lộ tàu đổ bộ sao Hỏa mới chạy bằng hydro hóa lỏng

Lockheed Martin hé lộ tàu đổ bộ sao Hỏa mới chạy bằng hydro hóa lỏng

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ Lockheed Martin đã giới thiệu một tàu đổ bộ sao Hỏa mới chạy bằng nhiên liệu hydro hóa lỏng với mục tiêu sớm nhất đưa con người chinh phục sao Hỏa.

Đăng ngày: 30/09/2017
Bề mặt Mặt trời với lõi Trái đất, cái nào nóng hơn?

Bề mặt Mặt trời với lõi Trái đất, cái nào nóng hơn?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải biết rõ nhiệt độ chính xác và các yếu tố ảnh hưởng lên Mặt Trời và Trái Đất.

Đăng ngày: 30/09/2017
Lí do khiến NASA quyết định nam giới có thể không được du hành đến sao Hỏa

Lí do khiến NASA quyết định nam giới có thể không được du hành đến sao Hỏa

Các nhiệm vụ du hành của NASA thường có đội ngũ phi hành đoàn pha trộn khá cân bằng giữa cả hai giới tính.

Đăng ngày: 29/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News