NASA thử nghiệm tấm chắn nhiệt có thể chịu 1.500 độ C
Tấm chắn nhiệt đang được thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở thung lũng Silicon, California.
Tấm chắn nhiệt chế tạo từ vật liệu Spiderweave. (Ảnh: Patrick Viruel/NASA).
Các nhà nghiên cứu cho biết vật liệu mới để chế tạo tấm chắn nhiệt mang tên Spiderweave cho phép phương tiện bay vào khí quyển của những hành tinh khác an toàn mà không bốc cháy, đồng thời góp phần giải phóng không gian bên trong tàu vũ trụ. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Patrick Viruel ghi hình vật liệu Spiderweave được thử nghiệm cho công nghệ Adaptable, Deployable, Entry and Placement (ADEPT) của NASA, một hệ thống bay qua khí quyển dành cho nhiệm vụ vũ trụ.
Do khí quyển của các hành tinh có thể nóng tới vài nghìn độ C, ADEPT cần tấm chắn nhiệt làm từ vật liệu có thể chịu điều kiện cực hạn mà không nứt hoặc vỡ thành nhiều mảnh. Khác với những vật liệu từng thử nghiệm trước đây do nhiều tấm chắn ghép lại với nhau, Spiderweave được đặt xen kẽ trong tấm chắn, giúp robot tự hành, tàu vũ trụ và nhiều phương tiện du hành không gian tới hành tinh khác an toàn và hiệu quả hơn.
Khi thử nghiệm tại cơ sở của NASA, nhóm phụ trách dự án ADEPT nhận thấy Spiderweave có khả năng chịu nhiệt lên tới 1.500 độ C, tương tự nhiệt độ một phương tiện trải qua khi tiến vào khí quyển. Vật liệu cũng có thể cất gọn khi phóng, góp phần tăng diện tích cho trang thiết bị khoa học mà giới nghiên cứu muốn đem tới hành tinh khác như sao Hỏa. Spiderweave ra đời dựa trên nghiên cứu cũ của dự án ADEPT, bao gồm thử nghiệm tên lửa vào năm 2018.
- NASA/ESA chụp được 2 "quái vật vũ trụ" bẻ cong không - thời gian
- Vật thể bí ẩn hình con sứa bay vào bầu khí quyển của Trái đất khiến nhiều người lo lắng
- Chiếc nắp nhỏ bên trong chai dầu ăn có tác dụng bất ngờ mà không phải ai cũng biết