NASA/ESA chụp được 2 "quái vật vũ trụ" bẻ cong không - thời gian
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã chụp được vòng tròn Einstein, một hiện tượng ngoạn mục của vũ trụ trong đó 2 thiên hà và 1 chuẩn tinh như nhân bản thành 6 nhờ bẻ cong không - thời gian.
Theo hình ảnh mà ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) vừa công bố, có thể thấy 2 thiên hà rực rỡ đang nằm ở trung tâm của một vòng tròn ánh sáng huyền bí được tạo nên bởi 4 thiên hà khác. Thế nhưng sự thật là Hubble chỉ chụp được 2 thiên hà và 1 chuẩn tinh.
Hình ảnh ngoạn mục về "vòng tròn Einstein" được tạo ra bởi 2 thiên hà và 4 "bóng ma", bao gồm "bóng ma" của 1 chuẩn tinh không thể quan sát trực tiếp - Ảnh: HUBBLE/NASA/ESA
Hiện tượng ngoạn mục, được gọi là "vòng tròn Einstein", trong đó ánh sáng từ 3 vật thể ở trung tâm khi đến ống kính của Hubble đã bị uốn cong như đi qua một thấu kính kỳ lạ, bởi 2 thiên hà trung tâm mạnh mẽ đến nổi đã uốn cong không - thời gian.
Theo Science Alert, 4 "thiên hà" tạo thành vòng tròn ánh sáng thực ra chỉ là các "bóng ma" của 2 thiên hà nói trên và 1 chuẩn tinh (một lỗ đen nghiến ngấu vật chất nhiều đến nỗi tỏa sáng như sao) nằm khuất phía sau 2 thiên hà.
Tất cả ánh sáng truyền qua vùng không - thời gian đều đi theo một đường cong nên đã tạo ra những ảo ảnh không đúng với sự thật, bao gồm các "bóng ma" và các vệt nhòe kết nối các "bóng ma" thành một đường tròn hoàn hảo.
Để điều này xảy ra, bản thân 2 thiên hà chủ phải là những "quái vật" mạnh mẽ, mà lực hấp dẫn từ nó đủ uốn cong không - thời gian.
Đây là một phát hiện quý giá bởi khi đo đạc độ cong của trường hấp dẫn dựa trên đối chiếu ảnh thực và ảnh ảo, các nhà thiên văn có thể tính toán được khối lượng các thiên hà. Họ còn hy vọng từ đó hiểu thêm về "vật chất tối", thứ mà các biện pháp gián tiếp có thể cân được, biết được nó tồn tại và tác động lên những thứ xung quanh, nhưng không thể nhìn thấy.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
