Các nhà thiên văn học phát hiện "điểm gãy" trong dải Ngân Hà
Một nhóm sao trẻ và đám mây khí hình thành sao đang nhô ra khỏi nhánh xoắn ốc của dải Ngân Hà, trải dài tới 3.000 năm ánh sáng.
Đây là cấu trúc lớn đầu tiên được xác định có hướng khác biệt đáng kể so với Cánh tay Nhân Mã - một trong những nhánh xoắn ốc của dải Ngân Hà, các nhà thiên văn học nhấn mạnh trong báo cáo mới trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.
Khám phá được thực hiện dựa trên dữ liệu cũ từ kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA đã ngừng hoạt động vào tháng 1/2020. Được trang bị camera hồng ngoại, thiết bị có khả năng nhìn xuyên qua những đám mây khí bụi, còn được gọi là tinh vân, để tìm kiếm những ngôi sao mới hình thành.
Theo quan sát trước đây, các ngôi sao trẻ và tinh vân luôn liên kết chặt chẽ với hình dạng của các cánh tay xoắn ốc chứa chúng. Tuy nhiên, cấu trúc mới lại nhô ra một góc đáng kể thay vì bám chặt vào vòng xoắn của Cánh tay Nhân Mã.
Mô phỏng điểm gãy nhô ra khỏi Cánh tay Nhân Mã của dải Ngân Hà. (Ảnh: NASA).
"Đặc tính quan trọng nhất của các cánh tay xoắn ốc là chúng xoắn chặt xung quanh thiên hà. Đặc tính này được đo bằng góc độ của cánh tay. Một đường tròn có góc tung độ bằng 0 và khi hình xoắn ốc càng mở rộng, góc tung độ càng tăng. Hầu hết các mô hình của dải Ngân Hà cho thấy Cánh tay Nhân Mã tạo thành một đường xoắn ốc có góc nghiêng khoảng 12 độ, nhưng cấu trúc mới thực sự nổi bật với một góc gần 60 độ", nhà vật lý thiên văn Michael Kuhn tại Viện Công nghệ California (Caltech) của Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.
Những cấu trúc tương tự - còn được gọi là cựa hay lông vũ - trước đây đã được quan sát thấy ở các thiên hà xoắn ốc khác. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học tự hỏi liệu chúng có tồn tại trong thiên hà Milky Way của chúng ta hay không và cuối cùng họ cũng tìm được câu trả lời.
Tinh vân Đại bàng, Thiên Nga, Chẻ Ba và Lagoon (từ trái qua phải). (Ảnh: NASA/JPL-Caltech).
Cấu trúc "lông vũ" trong dải Ngân Hà rộng tới 3.000 năm ánh sáng và chứa bốn tinh vân nổi tiếng, bao gồm các tinh vân Đại Bàng (Eagle),Thiên Nga (Omega), Chẻ Ba (Trifid) và Lagoon. Những ngôi sao mới được phát hiện trong đó có khả năng hình thành vào cùng một thời điểm và cùng chịu ảnh hưởng của các lực tác động bên trong thiên hà, bao gồm lực hấp dẫn và lực đẩy do chuyển động quay tạo ra.
"Điểm gãy này chỉ là một phần nhỏ của dải Ngân Hà, nhưng có thể hé lộ điều gì đó quan trọng về toàn bộ thiên hà. Vì vậy, nó cần được xem xét chi tiết nếu chúng ta muốn hiểu bức tranh lớn hơn", đồng tác giả Robert Benjamin, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Wisconsin-Whitewater của Mỹ, nhấn mạnh về tầm quan trọng của nghiên cứu.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
