Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?
![]() |
Đường thay đổi ngày quốc tế bắt đầu đi từ Bắc cực, qua eo biển Bering, Thái Bình dương, cho đến tận Nam cực (Ảnh: gi.alaska) |
Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884 đã quy định một đường thay đổi ngày quốc tế. Đường này nằm trên kinh độ 180 trong Thái Bình dương. Đây là đường ranh giới giữa "hôm nay" và "ngày mai". Để tránh việc trong cùng 1 nước lại có 2 ngày tháng, đường ranh giới này trên thực tế không phải là một đường gấp khúc. Đường đi bắt đầu từ Bắc cực, qua eo biển Bering, Thái Bình dương, cho đến tận Nam cực. Như vậy sẽ không phải đi qua bất cứ nước nào. Nửa đêm trên đường này lại đúng là 0 giờ, giờ địa phương. Theo quy định, hễ đi ngang qua đường này, ngày tháng sẽ phải thay đổi. Đi từ Tây sang Đông qua đây phải thêm 1 ngày. Đi từ Đông sang Tây phải giảm đi 1 ngày.
Đường đổi ngày quốc tế là ranh giới bắt đầu và kết thúc của 1 ngày, nên múi giờ 12 Đông Tây mà nó đi qua trở thành một múi giờ đặc biệt. Trong múi giờ này, thời gian thống nhất nhưng ngày tháng lại không thống nhất, chỉ cách nhau 1 vạch. Vậy là lại chênh nhau 1 ngày, phía Tây sớm hơn phía Đông 1 ngày. Những người sống trên bán đảo Kamchatka sẽ đón giao thừa sớm nhất thế giới, còn người sống lả Alaska lại phải đợi 1 ngày đêm nữa mới được ăn Tết, trong khi họ chỉ cách nhau trong gang tấc.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
