NASA tính dừng chân ở sao Kim rồi mới "bật" tới sao Hỏa

Theo tờ Daily Mail, các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất rằng, con đường duy nhất để loài người đặt chân đến sao Hỏa là tới sao Kim trước.


Sao Kim và sao Hỏa, hai "người láng giềng" của Trái đất.

Họ tin rằng lực hấp dẫn của sao Kim có thể được sử dụng như một chiếc “súng cao su” đẩy con tàu vũ trụ về phía Hành tinh Đỏ, nhờ đó giảm đáng kể thời gian và nhiên liệu.

Ngoài ra, việc thực hiện hành trình bay qua hành tinh trung gian cũng cho phép các phi hành gia thám hiểm được hai loại địa hình khác nhau trong cùng một sứ mạng và có thể mang lại gấp đôi những khám phá chỉ với một lần phóng.


Đồ họa mô phỏng sứ mạng đưa phi hành gia thám hiểm bề mặt sao Hỏa. (Ảnh: Universetoday).

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang hướng tới mục tiêu thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên tới sao Hỏa trong thập niên 2030, và các quan chức cho biết sứ mạng này có thể được tiến hành sớm vào năm 2035.

Thực ra, đưa con người tới sao Hỏa đã trở thành một mục tiêu từ thập niên 1950, khi kỹ sư hàng không vũ trụ Wember von Braun thực hiện nghiên cứu kỹ thuật chi tiết đầu tiên về một sứ mạng tới hành tinh này.

Và ngày nay, ý tưởng của Braun sẽ sớm trở thành hiện thực khi NASA đang dồn lực cho một cú phóng tới sao Hỏa.


Minh họa sứ mạng sao Hỏa đi thẳng từ Trái đất (hình phải) và sứ mạng đi qua sao Kim (hình trái).

Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng - Đại học Johns Hopkins, Đại học Bang North Carolina (Mỹ) và NASA đang đề xuất một điều chỉnh cho cho hành trình. “Có lý do để hào hứng với cách tiếp cận ‘2 hành tinh với mức giá 1+”, nghiên cứu của họ khẳng định.

Sử dụng sao Kim làm điểm dừng chân sẽ cung cấp một số lợi ích cho các sứ mạng lên sao Hỏa. Các phi hành gia có thể sử dụng lực hấp dẫn của hành tinh này như một khẩu súng cao su để đẩy tàu vũ trụ về phía Hành tinh Đỏ, tiết kiệm thời gian trên hành trình dài.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng sao Kim có thể là một điểm đến an toàn nếu có vấn đề phát sinh trong chuyến đi, vì nó ở gần Trái đất hơn và sẽ cho phép họ trở về nhà nhanh hơn.

Với hành trình đi qua hai hành tinh, phi hành đoàn có thể triển khai máy bay không người lái và xe tự hành để khám phá sao Kim, bằng cách sử dụng thiết bị thực tế ảo và cần điều khiển để điều khiển các thiết bị.


Phi hành đoàn có thể triển khai máy bay không người lái và xe tự hành để thám hiểm sao Kim. 

Tờ Daily Mail cho biết, bầu khí quyển của sao Kim bao gồm chủ yếu là carbon dioxide, với những đám mây axit sulfuric. Tầng khí quyển dày giữ nhiệt của Mặt trời, dẫn đến nhiệt độ bề mặt hành tinh này cao trên 470°C. Tuy vậy, bầu không khí sao Kim có nhiều lớp với nhiệt độ khác nhau. Cách khoảng 50km trên bề mặt đất là tầng không khí có khoảng nhiệt độ giống như trên bề mặt Trái đất.

Trong chương trình thám hiểm sao Hỏa, tháng 12/2019, NASA đã giới thiệu xe tự hành Mars 2020, có nhiệm vụ không chỉ tìm kiếm dấu vết của sự sống cổ xưa trên sao Hỏa mà còn mở đường cho sứ mệnh đưa con người tới đây trong tương lai. Theo kế hoạch ban đầu, chiếc xe sẽ rời Trái đất vào tháng 7-2020 tại Mũi Canaveral, bang Florida và đến "hành tinh Đỏ" 7 tháng sau đó, nhưng kế hoạch đã bị đình lại do đại dịch Covid-19.

Xe tự hành Mars 2020 sẽ là chiếc thứ 5 của Mỹ hạ cánh xuống sao Hỏa. Trong số các công cụ trên xe tự hành có 23 máy ảnh, 2 "tai" giúp xe nghe tiếng gió trên sao Hỏa và tia laser để phân tích hóa học.


Mẫu xe tự hành trên sao Hỏa Mars 2020 của NASA. (Ảnh: Space.com)

Mars 2020 có kích thước bằng một chiếc ôtô, cũng có 6 bánh như "người tiền nhiệm Curiosity" để có thể vượt qua mọi địa hình trên bề mặt sao Hỏa. Sau khi thu thập các mẫu đất đá, nước và không khí, Mars 2020 sẽ niêm phong các mẫu này và để lại trên bề mặt sao Hỏa. Một sứ mạng khác vào năm 2026 của NASA sẽ đưa các mẫu này về lại Trái đất để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu.

Để tối đa hóa cơ hội tìm ra dấu vết sự sống cổ xưa, Mars 2020 được lên kế hoạch hạ cánh xuống một miệng núi lửa và trước đó từng là một hồ nước rất sâu. Nơi này thuộc về một mạng lưới các dòng sông chảy cách đây 3,5 đến 3,9 tỉ năm trước.

Ngoài nhiệm vụ tìm kiếm dấu hiệu sự sống cổ xưa, Mars 2020 còn mang theo mình một tham vọng lớn hơn là chuẩn bị sẵn sàng cho sứ mệnh của con người trên hành tinh Đỏ.

Dự tính, Mars 2020 sẽ hoạt động ít nhất một năm trên sao Hỏa, tức khoảng 2 năm trên Trái đất. Tuy nhiên, những robot tự hành khám phá sao Hỏa thường xuyên "sống thọ" hơn độ tuổi mà các nhà khoa học dự tính cho chúng. Điển hình là tàu Curiosity, đáp xuống sao Hỏa năm 2012, hiện vẫn đang di chuyển quanh khu vực núi Sharp.

Cuộc đua vào vũ trụ đang ngày càng nóng lên khi Trung Quốc cũng tham gia thách thức sự thống trị không gian của Mỹ. Cùng tháng 12/2019, Trung Quốc đã phóng một trong những tên lửa mạnh nhất thế giới để chuẩn bị cho nhiệm vụ lên sao Hỏa của riêng nước này.

Hôm 24/5 vừa qua, Tập đoàn khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) xác nhận trong tháng 7/2020 quốc gia này sẽ phóng thiết bị thám hiểm, bao gồm đưa một robot được điều khiển từ xa, lên bề mặt "hành tinh Đỏ".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News