NASA treo thưởng 5 triệu USD cho ai "hiến kế" quản lý hiệu quả nguồn điện năng trên Mặt trăng
NASA đã quyết định tổ chức một chương trình thử thách có tên “Watts on the Moon” nhằm tìm kiếm ý tưởng tối ưu nhất về việc phân phối, lưu trữ và quản lý năng lượng trên Mặt trăng.
Một đêm ở Mặt trăng dài hơn 2 tuần ở Trái đất do Mặt trăng phải mất đến 30 ngày để chuyển động một vòng quanh Trái đất, và bản thân nó tự xoay quanh mình một vòng. Điều này đặt ra thách thức về nguồn năng lượng, mà cụ thể ở đây là điện năng, cung cấp cho các hoạt động nghiên cứu của con người trên hành tinh này trong tương lai. Thời gian ban đêm quá dài việc sử dụng năng lượng Mặt trời làm nguồn cung cấp điện năng trở nên kém hiệu quả, trừ khi chúng ta tìm ra giải pháp lưu trữ, quản lý năng lượng tối ưu hơn, hoặc thậm chí tìm ra nguồn cung cấp điện năng mới.
Nhận thấy đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng với sứ mệnh khám phá Mặt trăng của nhân loại, NASA đã quyết định tổ chức một chương trình thử thách có tên “Watts on the Moon” nhằm tìm kiếm ý tưởng tối ưu nhất về việc phân phối, lưu trữ và quản lý năng lượng trên Mặt trăng. Bất cứ ai đưa ra được ý tưởng khả thi nhất đều có cơ hội bỏ túi số tiền thưởng lên tới 5 triệu USD (gần 116 tỷ đồng), miễn là đáp ứng các yêu cầu: Phải là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân, và trên 18 tuổi.
Chương trình “Watts on the Moon”.
Watts on the Moon sẽ diễn ra theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên yêu cầu những người tham gia giải quyết một hoặc nhiều vấn đề liên quan đến năng lượng như sau:
- Truyền tải điện từ nhà máy đến một bệ di động đặt bên trong các miệng núi lửa trên Mặt trăng.
- Truyền tải điện từ nhà máy đến nơi xử lý nước bên trong miệng núi lửa.
- Truyền tải điện từ nhà máy đến nơi sản xuất oxy bên trong miệng núi lửa.
Ở giai đoạn này, những người tham gia không cần phải đưa ý tưởng tạo ra nguồn điện, nhưng vẫn có cơ hội nhận số tiền thưởng lên đến 500.000 USD, với ba giải nhất trị giá 100.000 USD, cùng bốn giải thưởng 50.000 USD bổ sung cho các đơn vị hoặc cá nhân có điểm số cao nhất ở những vị trí tiếp theo.
Giai đoạn hai có mức tiền thưởng lớn hơn, vào khoảng 4,5 triệu USD, và đương nhiên cũng đi kèm với các yêu cầu cao hơn. Những người tham gia sẽ phải đưa ra phương án xây dựng các nguyên mẫu có tính khả thi để áp dụng vào thực tế. Các mô hình có thể được mô phỏng tại khu nghiên cứu của NASA hoặc địa điểm của bên thứ ba.
Sau giai đoạn hai, những nhóm có ý tưởng được đánh giá cao nhất sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp NASA để chế tạo phần cứng cho hoạt động thử nghiệm nâng cao. Danh tính của người chiến thắng sẽ được công bố vào ngày 1 tháng 9 năm 2023.
Những người đủ điều kiện có thể đăng ký tham gia tại địa chỉ:
- herox.com/WattsOnTheMoon

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.
