NASA tung "mãng xà khổng lồ" đi săn sinh vật ngoài hành tinh
Một con mãng xà quái dị vừa ra đời ở "sân sao Hỏa" của Phòng Thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, chuẩn bị cho sứ mệnh săn tìm sinh vật ngoài hành tinh ở các mặt trăng băng giá.
Trong đoạn clip vừa được NASA phát hành, một con mãng xà robot khổng lồ đang bò trườn một cách hết sức linh hoạt trên bề mặt băng, trông đáng sợ không khác những bộ phim về rắn quái vật, trăn khổng lồ.
Con mãng xà quái dị, to lớn đang bò ngang dọc trên "sân sao Hỏa" của JPL - (Ảnh: NASA).
Đó là robot săn sự sống ngoài hành tinh mới nhất của NASA, đang được JPL thử nghiệm để chuẩn bị cho sứ mệnh khai phá các "thế giới sự sống" mang vẻ ngoài khắc nghiệt như mặt trăng Enceladus của sao Thổ.
Theo tờ Space, nó mang tên Exobiology Extan Life Surveyor (EELS), được thiết kế với nhiều "đốt sống" linh hoạt, hoạt động nhuần nhuyễn theo chuỗi, có thể tự xoắn và uốn cong như một con rắn thật.
Mãng xà khổng lồ đang được NASA chế tạo và thử nghiệm - (Clip: NASA).
Ý tưởng dường như quái dị này thật ra nhằm giúp tàu đổ bộ hình rắn này có thể di chuyển trên các địa hình phức tạp mà các tàu đổ bộ dạng xe tự hành quen thuộc như Curiosity hay Perseverance đang làm việc trên sao Hỏa không thể vượt qua.
"Mặc dù một số robot hoạt động tốt hơn ở loại địa hình cụ thể này hay loại khác, ý tưởng dành cho EELS là khả năng làm được tất cả" - Giám đốc dự án EELS Matthew Robinson khẳng định.
Robot mãng xà này mới trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên tại "sân sao Hỏa" của JPL, một môi trường được mô phỏng địa hình và khí hậu khắc nghiệt của sao Hỏa.
Nó cũng có chuyến "du lịch" đến một khu nghỉ mát trượt tuyết ở vùng núi phía Nam California vào tháng 2-2023 để thử nghiệm trên địa hình tuyết giá.
Nó cũng sẽ phải có khả năng tự chủ giống các chiến binh sao Hỏa, bởi để tín hiệu vô tuyến truyền từ Trái đất đến sao Thổ phải mất đến 1,5 giờ.
Cuộc thử nghiệm tại một khu nghỉ mát trượt tuyết - (Ảnh: NASA).
Con mãng xà khổng lồ này sẽ phải tự tìm kiếm con đường phù hợp trên bề mặt băng giá có nhiều rãnh nứt của Enceladus, bò xuống độ sâu khoảng hơn 30m mà không bị ngã, từ đó tiếp cận gần hơn với bằng chứng về một đại dương ngầm bên dưới mặt trăng sự sống này.
Loại robot này cũng có thể được ứng dụng trong các thế giới gần hơn như sao Hỏa, ví dụ như chui xuống các ống dung nham của hành tinh này, điều mà các xe tự hành không làm được.
Tất nhiên, cũng như các robot dạng tàu đổ bộ khác, con mãng xà quái vật này sẽ được trang bị camera, cảm biến cũng nhiều thiết bị tinh vi khác để có thể hoạt động như một nhà thám hiểm gần như độc lập ở thế giới xa xôi.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
