Neelakurinji, loài hoa hiếm chỉ nở 12 năm một lần ở Ấn Độ
Là một trong những loài hoa hiếm nhất thế giới, Neelakurinji cứ 12 năm mới nở một lần ở bang Kerala, nơi hoa phủ khắp các triền đồi bằng sắc tím.
Tại Kerala, nơi nổi tiếng về các loại cây cỏ nhiệt đới, về những bãi biển yên bình và những dòng sông, có thị trấn Munnar lặng lẽ nằm trong dãy núi Tây Ghats. Đây là nơi có một trong những bí mật của Ấn Độ: Neelakurinji, một trong những loài hoa hiếm nhất thế giới, 12 năm mới nở một lần. Năm nay là năm hoa nở.
Cây Neelakurinji (thường được gọi tắt là 'Kurinji') thuộc chi Thuỳ hoa (Strobilanthes), là chi họ cây có chừng 350 giống cây có hoa, trong đó 59 loài có ở khắp bán đảo Ấn Độ. Nhiều loài khác nhau trong họ chi Thuỳ hoa có những thời điểm nở hoa khác nhau. Một số loài nở sau bốn, tám, 10, 12 hay thậm chí là 16 năm.
Tuy nhiên, hoa Strobilanthes kunthiana, Neelakurinji (có nghĩa là 'hoa xanh') thì khó bị bỏ qua, bởi chúng nở rộ rất nhiều, và mọc ở những khu vực được bảo hộ. Nó trải thảm những triền đồi, đầu tiên là màu xanh rồi dần chuyển sang màu tím khi vào cuối mùa, thường là từ tháng Tám cho tới tháng Mười. Việc nở hoa diễn ra 12 năm một lần, trên một diện tích rộng lớn, gồm cả ở khu vực được bảo vệ, Khu bảo tồn Kurinjamala, nằm cách Munnar chừng 45 km.
Neelakurinji là loài cây ra quả chỉ một lần. Nghĩa là mỗi bụi cây chỉ sinh ra quả một lần sau khi nở hoa, sau đó cây sẽ chết. Là một loài hoa hiếm không mọc ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, Neelakurinji gắn bó nhiều với văn hoá Ấn Độ. Bộ tộc Muthuvan, một cộng đồng sống trong rừng tại Kerala, tin rằng bông hoa này là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Bộ tộc Paliyan, một cộng đồng du mục ở Tây Ghats, thì tính tuổi con người bằng số lần hoa Neelakurinji nở mà người đó từng nhìn thấy.
Mùa hoa Neelakurinji nở không chỉ có tầm quan trọng với người dân địa phương mà còn quan trọng cho cả khu vực, bởi nó giúp đem lại sự bùng nổ du lịch. Một mùa hoa tưng bừng sẽ khiến các triền núi dày đặc hoa, nở thành từng hàng trên các bụi cây cao từ 30 đến 60cm, rất dễ nhận thấy khi ở trong hoặc quanh khu thị trấn.
Hành trình tới Kolukkumalai - một khu vực có nhiều hoa Neelakurinji bao phủ, cũng là nơi được cho là có nhiều đồn điền chè ở độ cao cao nhất thế giới - là một nơi khó đến. Tính từ Munnar thì nó nằm cách khu định cư Suryanelli 30km, rồi sau đó đi lên núi 18km nữa trên con đường lầy lội. Những trảng hoa Neelakurinji phủ kín đỉnh Kolukkumalai, trải rộng lẫn vào màn sương khói.
Những thảm hoa trải rộng mênh mông hấp dẫn ong tới thụ phấn, và từ đó tạo ra thứ mật ong hiếm. Chỉ có những người đàn ông của bộ lạc địa phương được phép lấy mật ong. Dân địa phương tin rằng mật ong này có tính năng chữa bệnh tim mạch.

Mối giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho cây rừng nhiệt đới
Mối có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm tối ưu trong rừng nhiệt đới và mang lại lợi ích đáng kể cho cây.

Lần đầu tiên phát hiện virus Ebola ký sinh trên dơi tại Tây Phi
Giới chức Liberia công bố các nhà khoa học quốc tế vừa tìm thấy chủng virus Ebola mới trong một loài dơi tại nước này.

Bí ẩn cây mọc trên cây siêu kỳ quái, ai cũng tò mò
Có người cho rằng hiện tượng cây mọc trên cây xảy ra do những con chim đã thả hạt giống anh đào lên ngọn cây dâu tằm và bằng cách nào đó, hạt anh đào đã nảy mầm và phát triển ký sinh.

Cơn "khát muối" có thể biến kiến thành loài ăn thịt
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện kiến sẽ chuyển sang ăn những động vật bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn ở những nơi khan hiếm muối.

Phát hiện siêu khuẩn kháng thuốc tại một trong những nơi nguyên sơ cuối cùng trên Trái đất
Người ta tìm thấy dấu hiệu của khuẩn kháng thuốc tại những nơi cách rất xa so với xã hội con người. Và tất nhiên, đây là tin chẳng vui chút nào.

Sự thật về cây gai cua đẹp nhưng độc, có ở Việt Nam
Cây gai cua có thân cao hơn 1m, không lông, lá mọc cách, có răng nhọn dài, cứng. hoa màu vàng, mọc ở ngọn, quả có gai nhỏ chứa nhiều hạt.
