Nền văn minh cổ xưa ở Syria

Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, với hàng nghìn văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật, cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời cổ xưa.

Syria nằm về phía tây nam khu vực châu Á, thuộc vùng Trung Đông, với dân số khoảng 23 triệu người. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống gần con sông Euphrates và đa số họ là người Hồi giáo Sunni chiếm 74%, người Hồi giáo Alawite chiếm 12%.

Mặc dù là thiểu số nhưng người Hồi giáo Alawite chiếm ưu thế về chính trị trong nhiều thập kỷ, tổng thống Bashar al-Assad cũng nằm trong số đó. Khoảng 10% dân số Syria theo Kitô giáo, một phần nhỏ các giáo phái khác hết sức bí ẩn với các đặc điểm của tôn giáo độc thần. Trong khi hầu hết mọi người ở Syria nói tiếng Arab thì khoảng 9% dân số phía đông bắc nói tiếng Kurd.

Nền văn minh cổ xưa ở Syria
Cung điện thời trung cổ ở Aleppo. (Ảnh: Shutterstock)

Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, đây là quê hương của thành phố cổ đại Ebla phát triển thịnh vượng từ năm 1800-1650 trước Công nguyên.

20.000 văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật tại đây cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời điểm đó. Syria xưa kia là một phần của những đế chế lớn trong lịch sử, người Ai Cập, Assyria, Chaldea, Ba Tư, Macedonia và La Mã thay thế nhau cai trị khu vực.

Hai thành phố lớn của Syria là Aleppo ở phía tây bắc và Damascus ở phía tây nam, là hai thành phố thực sự cổ xưa. Damascus được đề cập trong một tài liệu Ai Cập niên đại 1.500 năm trước công nguyên phát hiện tại địa điểm khảo cổ Tell Ramad, ngay bên ngoài Damascus. Còn thành phố Aleppo có thể là một trong những thành phố bị chiếm đóng liên tục lâu đời nhất trên thế giới, nơi đây con người cư trú từ năm 6.000 trước công nguyên, thành phố nằm dọc theo con đường tơ lụa nên thương mại phát triển trong nhiều thế kỷ.

"Từ xa xưa, người dân nơi đây đã biết cách xây dựng các khu định cư bằng gạch bùn trên tàn tích của những thành phố trước đó, hàng ngàn địa điểm khảo cổ nằm rải rác trong cả nước hầu hết chưa được khai quật", Jesse Casana, một nhà khảo cổ học tại Đại học Arkansas, Mỹ nói với NBC News.

Syria có một số thành phố La Mã nổi tiếng như Apamea, Palmyra và lâu đài Crusader tuyệt đẹp. Damascus là thủ đô của Syria có nhiều di tích và di sản cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay như ngôi đền thờ thần Jupiter, bức tường thành phố La Mã cổ đại, một nhà thờ Hồi giáo Umayyad thế kỷ thứ tám.

Nền văn minh cổ xưa ở Syria
Văn bản chữ hình nêm. (Ảnh: Public Domain)

Suốt bốn thế kỷ Syria là một phần của Đế quốc Ottoman, Syria chịu sự kiểm soát của Pháp sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1918 và trở thành quốc gia độc lập năm 1946.

Hiện tại, hàng trăm địa điểm khảo cổ học đang bị đe dọa bởi cuộc nội chiến ở Syria, những vụ đánh bom và cướp bóc đã tàn phá một số địa điểm có giá trị. Các nhà khoa học rất cố gắng để bảo tồn những di sản ở đây, họ thương lượng với chính phủ và các nhà lãnh đạo phiến quân bảo vệ những báu vật quan trọng nhất, họ cũng biên soạn danh sách các địa điểm khảo cổ học “không được tấn công” cần được bảo vệ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News