Nền văn minh trỗi dậy nhờ biến đổi khí hậu

Trình độ xây dựng, nghệ thuật chiến tranh và kỹ thuật canh tác của người Inca khiến cả thế giới ngưỡng mộ suốt hàng nghìn năm qua. Nhưng họ sẽ không có những thành tựu ấy nếu khí hậu không trở nên ấm hơn.

Inca là một tộc người da đỏ sống ở miền nam châu Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, bộ tộc này đã làm chủ một vương quốc rộng lớn có mức độ tổ chức xã hội rất cao. Vào thời hoàng kim, lãnh thổ của người Inca trải dài trên một khu vực rộng lớn từ Ecuador ngày nay cho đến Chile và Argentina. Nền văn minh Inca đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về quản lý xã hội, công nghệ, kiến trúc, quân sự, y học.

Đế chế Inca đột ngột suy tàn vào năm 1533, khi quân đội Tây Ban Nha đặt chân tới châu Mỹ. Nhưng cho tới tận vài năm gần đây, sự bành trướng nhanh chóng của nền văn minh Inca vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của loài người.

"Nhiều nhà khoa học nói rằng nền văn minh Inca phát triển rực rỡ vì trình độ tổ chức xã hội của họ đã đạt tới mức cao, nhưng tôi không tán thành giả thuyết đó. Có vẻ như khí hậu đóng vai trò quan trọng đối với sự bành trướng khủng khiếp của đế chế Inca. Họ chẳng thể đạt được nhiều thành tựu đến vậy nếu nhiệt độ không tăng”, Alex Chepstow-Lusty, một nhà khoa học của Đại học Montpellier (Pháp), nhận xét.

Chepstow Lusty cùng các nhà khoa học người Peru tìm hiểu các lớp trầm tích xung quanh hồ Marcacocha gần Cuzco – thủ đô của đế chế Inca xưa và là một thành phố thuộc Peru ngày nay. Mỗi lớp trầm tích có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ về một giai đoạn nào đó trong lịch sử (giống như các vòng tròn trong thân cây). 

Thành phố đá Machu Picchu của người Inca nằm trên dãy núi Andes thuộc lãnh thổ Peru. Ngày nay nó được xếp vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO. (Ảnh: Telegraph)

Nhóm nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ không khí có xu hướng tăng dần lên trong giai đoạn từ năm 1100 tới 1533. Trong khi đó sự trỗi dậy của đế chế Inca bắt đầu từ năm 1400 và kéo dài tới năm 1532. Suốt 3.000 năm trước năm 1100, người Inca phải sống cùng khí hậu lạnh lẽo và khô. Các chuyên gia phát hiện nhiều bằng chứng cho thấy cây di chuyển dần lên phía trên núi khi nhiệt độ tăng. Thực tế đó cho phép nông dân Inca tạo ra những thửa ruộng bậc thang trên sườn núi ở những độ cao mà trước đó cây lương thực không thể sinh trưởng vì lạnh.

"Trong suốt 3.000 năm dãy Andes là nơi mà người Inca không thể trồng cấy. Nhưng nhờ sự gia tăng nhiệt độ mà gần như toàn bộ dãy núi này trở thành nơi sản xuất lương thực, với khoai tây ở phía trên và lúa mì ở phía dưới. Sản lượng lương thực của người Inca vượt xa nhu cầu của họ", Chepstow Lusty nói.

Với nguồn cung cấp lúa mì và khoai tây dồi dào, người Inca gạt nỗi lo về lương thực sang một bên và tập trung vào các hoạt động khác – như xây dựng hệ thống đường xá lớn, rèn đúc vũ khí và xây dựng quân đội. Từ năm 1400 trở đi, những cuộc viễn chinh giúp lãnh thổ của người Inca mở rộng thêm tới 4.000 km về phía nam, từ Colombia, Ecuador ngày nay cho tới Chile.

Giai đoạn ấm, kéo dài khoảng 400 năm, cũng khiến băng trên dãy núi Andes kỳ vĩ tan chảy. Nhờ đó mà người Inca có thêm rất nhiều nước để tưới tiêu đồng ruộng.

Chepstow Lusty tin rằng các nền văn minh hiện đại cần phải học hỏi nhiều điều từ người Inca, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường. Chẳng hạn, người Inca khai thác rừng theo kế hoạch chứ không chặt phá bừa bãi. Họ trồng cây lương thực trong ruộng bậc thang trên núi và tận dụng băng tan để tưới tiêu. Biện pháp canh tác độc đáo đó làm tăng sản lượng lương thực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News